20+ tác dụng của Hà thủ ô đỏ trong chữa và điều trị bệnh

20+ tác dụng của Hà thủ ô đỏ trong chữa và điều trị bệnh

20+ tác dụng của Hà thủ ô đỏ trong chữa và điều trị bệnh

Hà thủ ô được cho là một vị thuốc bổ của đông y và có tác dụng làm tóc bạc hóa đen, người già hóa người trẻ. Hiện tại ở Việt Nam có hai loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng.

Hôm nay Caythuocdangian.com sẽ giới thiệu cho bạn đọc các đặc điểm và công dụng của nó thông qua tài liệu được trích từ cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.

Cây hà thủ ô đỏ là gì

Hà thủ ô đỏ còn được gọi là Cây địa tính, Thủ ô, Địa tính, Dạ hợp, Mần ăng ón (Thổ).

Tên khoa học của cây Polygonum multiflorum Thunb Fallopia multiflora hoặc Pteuropterus cordatus Turcz.

Thuộc giống họ rau răm Polygonaceae.

Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là chỉ rễ củ đã được phơi khô.

Hà thủ ô đỏ

Lịch sử hà thủ ô đỏ

Trong cuốn Bản thảo cương mục có ghi về lịch sử hình thành của Hà thủ ô: Tên gọi ban đầu là Giao đằng, sau này được người đàn ông tên Hà Thủ Ô uống thấy hiệu quả nên đổi tên. Hà Thủ Ô là người sống ở huyện Nam Hà, Thuận Châu, có cha là Điền Tú và tổ tiên tên Năng Tự.

Năng Tự có tên là Điển Nhi, khi sinh ra yếu ớt, đến năm 58 tuổi vẫn chưa lấy vợ sinh con. Điển Nhi ham võ thuật, theo các thầy học đạo ở trên núi.

Vào một ngày say rượu nằm ở sườn núi bỗng thấy 2 gốc cây leo cách nhau khoảng 1m. Lá, cành quấn vào với nhau, một đoạn lại tách rồi lại quấn lại với nhau. Thấy cây lạ, ngày hôm sau Điền Nhi đào củ và đem về hỏi mọi người.

Mọi người đều không biết là củ gì. Một hôm có ông già từ phương xa đến, Điền Nhi có hỏi nhưng ông già cũng không biết. Ông nói: Anh đã không có con mà lại gặp được loại cây lạ như thế này có thể là thần tiên ban cho, nên đem sắc và uống.

Điền nhi liền đem phơi khô, tán thành bột, mỗi lần uống 4gam (hòa với rượu). Uống liền trong 7 ngày và đã nảy ra ý  tưởng về tình dục. Uống trong vài tháng, người trở lên khỏe mạnh như người thường.

Do vậy nên uống mãi, rồi tăng lượng lên 8g, và uống trong thời gian dài hơn một năm. Các bệnh tật đều khỏi, tóc đang trắng hóa đen, vẻ mặt lại trẻ đẹp hơn như trai trẻ.

Trong vài năm mới sinh được con trai, vì vậy đổi tên là Năng Tự. Cùng với Điền Tú uống thứ bột đó mà thọ đến 160 tuổi. Điền Tú sinh ra Thủ Ô, Thủ Ô cũng có vài người con trai, thọ cũng đến 130 tuổi, tóc vẫn còn đen.

Lý An Kỳ là bạn thân của Thủ Ô, lấy được thuốc trên về uống cũng sống rất thượng thọ nên kể lại truyện trên. Đây là ghi lại lịch sử để hiểu tác dụng của Hà Thủ Ô của người dùng cổ xưa.

Đặc điểm cây hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô còn được gọi là Giao đằng vì thân dây leo quấn xoắn vào với nhau, hoặc được gọi là Dạ hợp vì đến đêm chúng quấn vào với nhau. Tên khoa học: Polygonum multiflorum, multiflorum nghĩa là loại nhiều hoa, còn polygonum nghĩa là loại có nhiều mắt, nhiều đốt.

Đây là loại dây leo, có tuổi thọ đến vài năm, thân cây mọc xoắn lại với nhau. Mặt ngoài thân của cây thường có màu xanh tía, có thêm vân hoặc mặt thân nhẵn, không có lông.

Lá cây mọc so le nhau, có cuống dài, phiến lá của cây có hình tim, nhỏ chiều dài từ 4 cm đến 8 cm, chiều rộng 2,5 cm đến 5 cm.

Đầu lá nhọn, phía cuối lá có hình tim, mép hơi lượn sóng hoặc mép nguyên, hoặc hình mũi tên. Lá mỏng, có màu hơi nâu nhạt và ôm lấy thân.

Hoa bé, bán kính khoảng 1mm (đường kính 2mm) có cuống ngắn từ 1mm đến 3mm. Hoa được mọc thành nhiều cụm, nhiêu nhánh, cánh hoa có màu trắng.

Nhị hoa số 3 và số 8 hơi dài hơn so với các nhị khác. Bầu 3 cạnh có vòi gồm 3 cánh, núm hình mào gà, rời nhau và rũ xuống. Hoa thường được nở vào cuối tháng 10 và có quả vào tháng 11.

hoa hà thủ ô

Phân bố, thu hái và chế biến hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô thường mọc hoang trên rừng, đặc biệt ở các tỉnh miền núi. Tỉnh mọc nhiều nhất là Tây Bắc, sau đó đến các tỉnh như Thanh Hóa, Tây Nguyên, Nghệ An, Lai châu, Lào Cai.

Ngoài ra còn mọc ở Trung Quốc (Tại tỉnh Phúc Kiến, Giang Tô, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Hồ Bắc). Cây có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng dây. Sau khoảng từ 4 năm đến 5 năm mới có thể thu hoạch.

Cây mọc hoang được thu hoạch thường vào mùa xuân hay mùa thu. Mùa thu thì sẽ tốt hơn, đào củ về rửa sạch, cắt nhỏ ra thành 3 hoặc 4 hoặc 5 tùy kích thước củ đồ rồi phơi khô (Có nơi không đồ).

Muốn có Hà Thủ Ô thành miếng thì hái về lúc còn tươi, thái và đồ chín rồi phơi, hoặc đồ chín rồi mới thái và phơi.

Nhiều người đồ thủ ô với đậu đen, đồ xong phơi khô, xong lại đồ lại với đậu đen. Làm đi làm lại 9 lần cho miếng hà thủ ô đen rồi mới sử dụng. Được gọi là Hà thủ ô chế.

Thành phần hóa học của Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô được các Giáo sư người Nhật tiến hành nghiên cứu từ những năm 1923. Theo các tác giả của Tứ Xuyên thì Hà thủ ô có các chất:

Chất đạm 1.1%, chất vô cơ 4.5%, tinh bột 45.2%, các chất tan trong nước 26.4%, chất béo 3.1% và Lexitin.

Ngoài ra còn có chất Anthraglucozit với tỉ lệ 1.7% bao gồm chủ yếu là Emodin, Chrysophanola và Rhein.

Lexitin là một Photphatit là kết quả của sự kết hợp giữa Axit Glyxerophotphoric với 1 phân tử Cholin và 2 phân tử Axit béo. Lexitin được dùng trong những trường hợp bị thần kinh suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng.

Các chất Anthragllucozit có tác dụng xúc tiến sự co bóp của ruột, tăng bài tiết dịch tràng và cải thiện dinh dưỡng.

Tác dụng dược lý hà thủ đô đỏ

Trong báo cáo Nhật dược chí của Mẫn Bính Kỳ đã nói về tác dụng của hà thủ ô đỏ như sau:

1. Để thỏ uống nước sắc củ hà thủ ô rồi theo dõi lượng đường trong máu của chúng sau khoảng 30 phút đến 60 phút. Lượng đường trong máu tăng rất cao và giảm dần sau 6h tiếp theo. Sau đó lượng đường trong máu thấp hơn khoảng 0.03%.

2. Lexitin là thành phần chính của hệ thần kinh do đó hà thủ ô có thể dùng được khi bị các bệnh về thần kinh và suy nhược thần kinh. Lexitin còn có tác dụng giúp bổ tim và sinh huyết.

Dung dịch chất Lexitin pha loãng khoảng 1/10.000 đến 1/200.000 thì có các tác dụng làm khỏe tim cô lập. Trong trường hợp tim yếu thì sẽ càng thấy rõ rệt hơn. Lexitin có chứa Photpho dễ hấp thụ và hỗ trợ đắc lực cho sự chuyển hóa chung được cải thiện.

3. Thành phần Anthraglucozit đã giúp hà thủ ô có chức năng là xúc tiến sự tiếu hóa, co bóp của ruột và cải thiện dinh dưỡng.

Công dụng và liêu dùng hà thủ ô đỏ

Hiện nay, Hà thủ ô được dùng như một vị thuốc quý trong dân gian làm thuốc bổ trị các bệnh về thần kinh, suy nhược cơ thể, khỏe gân cốt, ích huyết, làm đen râu tóc và sống thọ hơn.

Đối với phụ nữ, cây được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh sau khi sinh, các bệnh xích bạch đới. Một số các tác dụng trên cần được kiểm tra lại bằng lâm sàng. Liều dùng: Hàng ngày uống từ 12g đến 20g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc rượu hoặc thuốc sắc.

Củ hà thủ ô đỏ

Một số đơn thuốc từ hà thủ ô trong dân gian

1. Đơn thuốc bổ được sử dụng cho người giá yếu, ăn tiêu kém, thần kinh suy nhược

Hà thủ ô 10 gam, trần bì 3 gam, đại táo (táo đen Trung Quốc) 5 gam, thanh bì 2 gam, cam thảo 2 gam, sinh khương 3 gam và 600ml nước. Đun sắc đến khi còn 200ml, chia thành 3-4 lần uống trong một ngày.

2. Đơn thuốc Thất bảo mỹ nhiệm đơn có tác dụng làm cho khỏe gân xương, sống lâu, bền tinh ký, tóc râu hóa đen

Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng khối lượng khoảng 600 gam mỗi loại, ngâm nước gạo khoảng 4 ngày đêm.

Cạo bỏ vỏ, dùng đỗ đen đãi sạch rồi cho hà thủ ô vào lần lượt: Một lượt hà thủ ô rồi đến một lượt đỗ đen rồi đồ chín đỗ đen.

Bỏ đỗ đen đi, lấy hà thủ ô đem đi phơi khô rồi lại đồ như vậy đủ 9 lần, cuối cùng lấy hà thủ ô sấy khô hoặc phơi khô rồi tán bột.

Bách phục linh và Xích phục linh mỗi loại khoảng 600 gam, cạo sạch vỏ rồi tán thành bột. Đãi với nước trong, lọc lấy bột lắng, lấy nắm lại rồi tẩm với sữa người rồi đem phơi khô.

Ngưu tất khoảng 320 gam tẩm rượu 1 ngày, thái nhỏ mỏng rồi trộn với hà thủ ô. Đồ với đỗ đen vào lần thứ 7 đến 9 và đem ra phơi khôi.

Câu kỷ tử 320 gam tẩm rượu rồi phơi khô. Đương quy 320 gam tẩm với rượu rồi phơi khô.

Thỏ ty tử 320 gam tẩm rượu cho đến khi nứt ra, giã nát rồi phơi khô.

Bổ cốt chi 100 gam trộn với vừng đen đến khi bốc mùi thơm.

Tất cả mọi vị thuốc cho vào giã nát trộn thêm mật vào làm thành các viên nhỏ khoảng 0.5 gam. Ngày uống 3 lần, 1 lần 50 viên. Sáng dùng rượu để chiêu thuốc, trưa thì dùng nước gừng, tối dùng nước muối.

3. Hà thủ ô hoàn, công dụng như loại thuốc bên trên nhưng thành phần thuốc đơn giản hơn

Hà thủ ô 1.8kg thái cho mỏng, ngưu tất 0.6kg thái mỏng. Trộn đều 2 vị, lấy 1 đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào nồi đồ, sao cho cứ 1 lượt thuốc rồi đến 1 lượt đậu. Đồ cho chín đậu, lấy thuốc mang phơi khô. Rồi lại mang đồ, làm như vậy 3 lần rồi tán thuốc thành bột.

Lấy phần thịt của táo đen Trung Quốc trộn đều với bột hoàn thành từng viên 0.5g. Mỗi lần uống 30 viên, mỗi ngày 3 lần. Khi uống có thể dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc (theo Hòa tễ cục phương).

4. Hà thủ ô tán công dụng như bài trên (Bản thảo cương mục)

Hà thủ ô cạo vỏ, rồi thái mỏng đem phơi khô rồi tán thành bột. Ngày uống khoảng 4 gam vào sáng sớm, chiêu thuốc này bằng rượu.

5. Điều trị bệnh huyết áp cao, xơ cứng thành mạch máu hoặc nam giới yếu tinh

Hà thủ ô 20 gam, ngưu tất 6 gam, kỳ tử 16 gam, tầm gửi dâu 16 gam đem sắc uống.

6. Điều trị cholesterol trong máu cao

Hà thủ ô tươi 0.9kg rang giòn rồi nghiền thành bột. Dùng khoảng 15 gam mỗi lần uống với nước sôi để nguội. Uống một ngày 2 lần liên tục trong 1 tháng.

7. Trị bệnh táo bón

Dùng dịch của Hà thủ ô khoảng 20% để tiêm bắp tay, mỗi lần 4ml, 1 lần/ngày, 20 đến 30 ngày là một liệu trình. Đối với trường hợp bị nặng, tăng liều lượng ngày 2 lần, cách nhật. Liệu trình khoảng 15-20 ngày nghỉ cũng khoảng đó. Nếu ngủ tốt hơn thì 9 ngày 1 lần.

Hoặc uống thuốc hà thủ ô tán bột viên hoàn khoảng 0.5 gam/viên (5-7 viên mỗi lần), ngày 3 lần. Đối với trường hợp uống lâu dài thì ngày uống 2 lần sáng và tối. Đối với trường hợp bệnh nhẹ hoặc bệnh đã giảm nhiều thì chỉ cần mỗi tối uống 6-10 viên trước khi ngủ.

8. Trị ho gà

Hà thủ ô 6 đến 12 gam, cam thảo 1.5 đến 3 gam. Sắc thuốc chia uống ngày khoảng 4 đến 6 lần. Có thể bị tiêu chảy nhẹ sau khi uống, thì dùng thêm Kha tử hoặc Anh túc xác.

9. Trị sốt rét

Hà thủ ô 18 đến 25 gam, cam thảo 1.5 đến 3 gam, giảm liều lượng ở trẻ nhỏ. Sắc đặc sau 2 giờ rồi chia 3 lần uống trước bữa ăn.

10. Trị tóc bạc

Hà thủ ô chế 30 gam, Đương qui 15 gam, thục địa và hoàng kì mỗi thứ 30gam, ngâm vào 1 lít rượu trắng 10 đến 15 ngày. Sau cùng mỗi lần 15 – 30ml. Uống liên tục cho đến khi kết quả.

11. Trị tổn thương thần kinh

Hà thủ ô 30 gam sắc lấy nước. Chia ra uống sáng và chiều, liệu trình kéo dài 1 tháng.

12. Trị huyết hư máu nóng, hoa mắt, ù tai, hồi hộp, chóng mặt, táo bón, khô khát, lưng gối rũ mỏi, tóc khô, rụng và sớm bạc

Dùng 20 gam mỗi vị gồm hà thủ ô chế, huyền sâm và sinh địa sắc uống.

13. Trị đái ra máu, dắt buốt (bệnh lao lâm)

Lấy lá hà thủ ô và lá huyết dụ lượng bằng nhau sắc nước, hòa thêm mật vào uống.

14. Điều kinh bổ huyết

Lấy rễ và lá hà thủ ô cỡ 1 rổ lớn và 0.5kg đậu đen mang giã nát. Cho nước ngập nấu nhừ, lọc nước cốt bằng vải mỏng, tiếp tục nấu đặc. Thêm 500ml mật ong vào nấu thành cao, bỏ vào hộp đậy kín bảo quản. Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng canh, dùng lâu mới có công hiệu.

15. Trị chứng mất ngủ, buồn bực và hay mộng mị

Lấy 12 gam hà thủ ô, 60g trân châu mẫu và 12g đan sâm sắc uống mỗi ngày 1 thang.

16. An thần, bổ huyết, tốt cho người mất ngủ, râu tóc bạc sớm, hay lo lắng, huyết hư

Dùng 12 gam hà thủ ô chế, 12 gam quy bản, 12 gam bắc sa sâm và 12g bạch thược sắc uống mỗi ngày 1 thang.

17. Bài thuốc cố tinh, ích thận, dùng có người bị đâu nhức đầu gối và lưng, gan thận đều yếu, phụ nữ khí hư, di tinh

Lấy 20 gam hà thủ ô chế, 12 gam ngưu tất, 12 gam bạch linh, 12 gam thỏ ty tử, 12 gam đương quy, 12 gam kỷ tử, 12 gam câu kỷ tử và 12 gam phá cố chỉ.

Tất cả mang tán thành bột mịn, trộn với mật viên hoàn. Mỗi ngày lấy 12 gam uống chiêu với nước muối loãng. Đây là một dạng khác của bài Thất bảo mỹ nhiệm đơn.

18. Bài thuốc trị cao huyết áp, thiếu máu, mắt hoa, đầu váng, tay chân tê cứng

Lấy 12 gam hà thủ ô chế, 12 gam huyền sâm, 12 gam sinh địa, 12 gam hạn liên thảo, 12 gam bạch thược, 12 gam hy thiêm thảo, 12 gam sa uyển tật lê, 12 gam ngưu tất và 12 gam tang ký sinh. Tất cả thành 1 thang mang sắc uống trong ngày.

19. Người bị sốt li bì triền miên, sốt rét lâu ngày hại đên châm âm thì dùng một trong 2 bài thuốc sau

Hà nhân ẩm: Lấy 16 gam hà thủ ô chế, 12 gam đương quy, 12 gam đảng sâm, 12 gam trần bì và 12 gam gừng nướng tất cả sắc uống.

Bài thứ 2: Lấy 60 gam hà thủ ô sống, 12 gam sài hồ và 20 gam đậu đen. Tất cả sắc với nước, rồi mang phơi sương qua đêm, đến sáng hôm sau hâm lại cho nóng rồi uống.

20. Bài thuốc giúp thông tiện, nhuận tràng, chuyên trị chứng tân dịch khô khiến đại tiện bí và chứng huyết hư

Lấy từ 30-60 gam hà thủ ô tươi sắc uống.

Ngoài ra, việc dùng hà thủ ô đều đặn mỗi ngày có thể giúp trị chứng tinh loãng, tinh yếu. Nếu kết hợp với nữ trinh tử và tang ký sinh giúp điều trị huyết áp cao gây ra do bệnh xơ vữa mạch máu.

Kiêng kị khi dùng hà thủ ô đỏ

Nếu dùng hà thủ ô thì phải kiêng củ cải, hành, ớt, hồ tiêu và tỏi. Những người bị huyết áp thấp, lượng đường huyết thấp, thể đàm thấp, đại tiện lỏng, tỳ hư thì không được dùng.

Một số câu hỏi thường gặp về hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô có nóng không?

Hà thủ ô là thảo dược rất tốt cho thận, gan, bồ bổ trí não và điều hòa khí huyết. Hoàn toàn không gây nóng nên bạn đọc hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Uống hà thủ ô có bị mọc mụn không?

Người ta còn dùng loại thảo dược này để trị mụn bằng cách kết hợp với mật ong vì vậy sẽ không xảy ra việc bị mụn khi dùng hà thủ ô. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần kiêng ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng như tỏi, ớt, hồ tiêu, hành, củ cải,…

Uống hà thủ ô có bị tiêu chảy?

Nên dùng với liều lượng thấp hoặc hỏi ý kiến thầy thuốc nếu có thể. Đối với những người có thể đàm thấp, tỳ hư, thường xuyên bị đại tiện lỏng thì không nên dùng vì có thể khiến bệnh tình nặng thêm.

Hả thủ ô có giúp mọc tóc không?

Không, thảo dược này chỉ có tác dụng ngăn rụng tóc và trị tóc bạc sớm thôi. Hoàn toàn không giúp tóc mọc thêm được.

Trẻ em uống hà thủ ô được không?

Không nên cho trẻ em dùng thảo dược này, vì hàm lượng dược chất khá cao, cơ thể trẻ em chưa hoàn thiện không thể thích ứng kịp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hà thủ ô đỏ Caythuocdangian.com muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mặc dù đây là thảo dược rất tốt, nhưng không được tùy ý dùng để bào chế các bài thuốc nếu chưa hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment