Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng

Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng

Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe doạ rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% – 45% nguyên nhân trực tiếp là THA.

Tại Hoa kỳ, cho đến nay số bệnh nhân bị bệnh tim mạch luôn chiếm hàng đầu và tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch cũng là lớn nhất. Riêng với bệnh THA, có khoảng trên 50 triệu người Mỹ bị THA (năm 1991) chiếm tỷ lệ 20% dân số nói chung và chiếm trên 30% trong số người lớn > 18 tuổi. Chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cho điều trị, chăm sóc bệnh nhân THA hàng năm tới trên 259 tỷ đô la Mỹ. Các biến chứng gây ra bởi THA cũng rất cao như: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, suy tim… Trước tình hình đó, chính phủ Hoa kỳ và các cơ quan chức năng đã phải vào cuộc tích cực để nhằm ngăn chặn sự phát triển nguy hiểm của bệnh và kết quả là họ đã đạt được những kết quả nhất định trong việc làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do các bệnh tim mạch. Tỷ lệ tử vong do tai biến mạch não đã liên tục giảm: từ năm 1970 đến 1994 giảm

được 50-60 %; tỷ lệ tử vong do các bệnh động mạch vành cũng giảm khoảng 40 – 50 % từ năm 1970 đến 1994. Tuy nhiên con số mắc bệnh tuyệt đối vẫn tăng do sự tích dồn bệnh nhân và dân số tăng.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu gần đây nhất của Bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà nội năm 2001 – 2002 đã cho thấy tỷ lệ rất lớn dân chúng bị tăng huyết áp, gần ngang hàng với các nước trên thế giới và là những con số báo động: chọn ngẫu nhiên (bắt thăm) 4/7 quận nội thành Hà Nội, từ đó bắt thăm ngẫu nhiên mỗi quận 4 phường, chúng tôi đã nghiên cứu tình hình Tăng huyết áp ở 12 phường, lứa tuổi > 25. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn Hà nội là rất cao (23,2 %), tương đương hoặc hơn so với các nước trong khu vực hoặc trên thế giới. Từ đó, có thể dự đoán tỷ lệ bị biến chứng tim, não, thận… rất lớn [11].

Tỷ lệ mắc bệnh THA là khá cao trong dân, trong các nghiên cứu về dịch tễ học bệnh THA khá hằng định từ 20-25% dân số. Mức độ nhận thức của người dân về phòng bệnh, điều trị bệnh THA cũng khác nhau. Khảo sát y tế tại Anh năm 2001 cho thấy 5% phụ nữ ở độ tuổi 16-24 có THA, so với 54% ở nhóm tuổi 55-64 và 74% ở nhóm 65-74. Hơn 80% người dân Anh không được nhận bất kỳ điều trị thuốc hạ áp nào. Phần đông số bệnh nhân bị THA không nhận thức được tình trạng bệnh của họ (Canada 42%, Mỹ 30%) [7].

Trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010, Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phòng chống và quản lý các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường. Tuy nhiên cho đến năm 2004, tại Việt nam chưa có một nghiên cứu nào về xây dựng mô hình can thiệp tại cộng đồng đối với bệnh THA cũng như việc đánh giá tính hiệu quả của mô hình này một cách toàn diện được công bố. Chính vì vậy trường Đại học Y Hà Nội đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng”.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

1. Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh tăng huyết áp (THA) và các biến chứng của THA (tai biến mạch não, suy tim, suy thận) tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.

2. Áp dụng thử nghiệm can thiệp và đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp bệnh THA cho người dân tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.

Giải thuyết nghiên cứu: Sau khi can thiệp số người hiểu biết về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh THA và điều trị bệnh THA được tăng lên, tỷ lệ mới mắc THA tại cộng đồng can thiệp giảm, tổ chức quản lý người bệnh THA được đưa vào qui trình giám sát bệnh tại địa phương. Số người đã bị THA sẽ giảm được các cơn THA kịch phát, giảm tỷ lệ các biến chứng do bệnh THA gây ra.

Để giải quyết được 2 mục tiêu trên các nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các hoạt động sau:

1. Điều tra thực trạng trước can thiệp nhằm xác định tỷ lệ THA tại cộng đồng, thu thập các chỉ số hiểu biết của người dân về bệnh THA, cách phát hiện, các yếu tố nguy cơ của bệnh THA, các biến chứng của bệnh THA và các biện pháp dự phòng bệnh THA.

2. Hoạt động can thiệp trong 1 năm cho cộng đồng dân cư thuộc xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội: các hoạt động can thiệp gồm hoạt động tuyên truyền, tập huấn cho nhân viên y tế cơ sở về quản lý và theo dõi bệnh THA, Tổ chức các câu lạc bộ cho bệnh nhân THA, tổ chức khám

 

Leave a Comment