Bấm huyệt: Trị liệu đau bụng do táo bón

Bấm huyệt: Trị liệu đau bụng do táo bón

táo bón

Đau bụng do táo bón

Triệu chứng và nguyên nhân:

Đại tiện là một quá trình sinh lý phức tạp và có sự tham gia của nhiều bộ phận chức năng. Táo bón là một trong các triệu chứng thuộc nhóm hậu môn-trực tràng. Táo bón gây ra hiện tượng bất thường trong quá trình tiêu hóa khi phân khó đẩy ra ngoài, gây bức bí căng thẳng. 

  • Người mắc chứng táo bón thường xuyên có cảm giác đại tiện phân khó ra hoặc không ra hết.
  • Bên cạnh đó người mắc thường xuyên phải rặn mạnh để bài tiết, thậm chí có những trường hợp phải dùng tay để hỗ trợ.
  • Người mắc táo bón thường có giãn cách giữa các lần đi cầu thưa, 2-3 ngày thậm chí lên tới 5-6 ngày. Hiện tượng này ảnh hưởng lớn đến hoạt động co bóp của hệ bài tiết.
  • Táo bón có thể gây ra mất máu, suy giảm sức khỏe cả về cơ thể lẫn tinh thần. Người bệnh thường xuyên căng thẳng mỗi khi đại tiện.
  • Căng chướng bụng dưới, căng tức hậu môn gây chán ăn, mệt mỏi buồn nôn và ngủ không ngon giấc.

Trọng tâm trị liệu:

  • Ăn nhiều chất xơ: lúa mì, xoài, chuối… tránh các loại quả trái xanh và chua; Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày: đáp ứng đủ 2 lít nước sạch mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru; Bổ sung thêm vitamin B: Vitamin B thúc đẩy nhu động ruột, tiết dịch tiêu hóa rất tốt cho bài tiết. Người bệnh có thể ăn: rau chân vịt, bắp cải, ngũ cốc.. để bổ sung vitamin này; Sử dụng dầu thực vật thay vì dầu mỡ nguồn gốc động vật: dầu từ thực vật kích thích nhu động ruột, phân giải được axit béo trong thực phẩm đồng thời sinh khí giúp hệ tiêu hóa cân bằng, có tác dụng nhuận tràng; Hạn chế tối đa đồ ăn quá dầu mỡ, bia rượu, đồ ăn cay nóng
  • Bên cạnh việc ăn uống, thay đổi sinh hoạt hàng ngày cũng giúp người mắc táo bón cải thiện tình hình: Hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tốt nhất là sau khi ngủ dậy. Đồng thời chấm dứt thói quen đọc truyện, báo hay dùng điện thoại khi đi cầu. Nên chỉ trong 5 đến 10 phút; Chọn đồ lót có khả năng hút ẩm, mồ hôi tốt như chất cotton mềm mát. Tránh những loại vải pha, vải quá dày gây bí; Chú ý vệ sinh hậu mông ít nhất 2 lần 1 ngày để tránh cặn bẩn viêm nhiễm; Hạn chế thuốc sổ, các loại thuốc sổ nếu lạm dụng sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, làm mất phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bài tiết.

Huyệt đạo và kĩ thuật trị liệu:

Bấm huyệt đều đặn, hoặc xoa bóp vùng huyệt mỗi ngày sẽ giúp người bị táo bón giảm đau bụng, cải thiện chức năng của đại tràng, tăng cường sức khoẻ. Nên day bấm hoặc xoa bóp vùng xung quanh huyệt mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. Nên làm thường xuyên kể cả khi bệnh đã khỏi, vì sẽ giúp phòng tránh bệnh tái phát đồng thời đây là cách làm tăng cường khả năng tiêu hoá, bài tiết rất tốt và an toàn.

  1. Thiên xu
  2. Trường cường
  3. Đại trường du

 

!!! Một số hướng dẫn để thành công trong sử dụng xoa bóp bấm huyệt

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

hoc tri lieu online

 

dang ki tu van

Leave a Comment