Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009

Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009

Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009.Tình trạng các kháng sinh bị kháng ít được báo cáo tại các nước đang phát triển và nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn vẫn chưa được làm sáng tỏ do công tác giám sát vi khuẩn kháng thuốc ít được thực hiện. Tại Việt Nam, 10 năm sau khi chương trình giám sát kháng thuốc kháng sinh do Tổ chức SIDA Thụy Điển kết thúc vào năm 2005, do thiếu nguồn tài trợ, chương trình giám sát quốc gia về kháng kháng sinh vẫn chưa được tái lập. Sử dụng kháng sinh là
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển và gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh, do đó cần phải giám sát đồng thời việc sử dụng kháng sinh và tình trạng kháng kháng sinh cũng như thông báo cho các đối tượng liên quan trong lĩnh vực y tế, khoa học và các nhà hoạch định chính sách. GARP là một dự án mới của Tổ Chức Các Nguồn Lực Cho Tương Lai (RFF), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thực hiện các nghiên cứu độc lập. Chương trình nhằm hướng tới giải quyết các thách thức của tình trạng kháng kháng sinh bằng cách xây dựng các đề xuất chính sách hành động tại 5 nước có thu nhập thấp và trung bình như: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nam Mỹ và Việt Nam. GARP-Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford đã phối hợp với Bộ Y tế nhằm xây dựng một chương trình giám sát đồng thời việc sử dụng kháng sinh và tình hình kháng kháng sinh trong hệ thống bệnh viện [1].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được triển khai nhằm thu thập số liệu kháng kháng sinh và số liệu mua kháng sinh từ 15 bệnh viện vào năm 2009. Nghiên cứu phân tích số liệu kháng kháng sinh từ vi khuẩn phân lập được trong các loại bệnh phẩm sau: máu, dịch não tủy, nước tiểu, đờm, mủ. Mức độ sử dụng kháng sinh được đánh giá dựa trên số liệu mua kháng sinh của các khoa dược bệnh viện và số liệu về qui mô giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, từ đó tính tác dụng trung bình ngày trên 100 ngày giường (DDD/100 ngày giường).
Kết quả cho thấy mức độ tiêu thụ kháng sinh trung bình là 274,7 DDD trên 100 ngày giường, cao hơn đáng kể so với số liệu sử dụng kháng sinh tại Hà Lan trong cùng năm với chỉ 58,1 DDD trên 100 ngày giường [2] và so với tổng kháng sinh sử dụng trung bình được báo cáo từ 139 bệnh viện thuộc 30 nước khu vực Châu Âu với 49,6 DDD trên 100 ngày giường năm 2001[3]. Đối với bệnh viện nhi khoa, mức độ sử dụng kháng sinh trung bình là 65 DDD trên 100 ngày giường, cao hơn số liệu được báo cáo tại 5 bệnh viện nhi Trung Quốc năm 2006 với 49,9 DDD/100 ngày giường [4].
Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2 và 3 (J01DC, J01DD) được sử dụng phổ biến nhất ở tất cả các bệnh viện, sau đó là các kháng sinh thuộc nhóm penicillin phổ rộng (J01CA), fluoroquinolone (J01MA) và macrolides (J01FA). Chi phí mua kháng sinh nhóm carbapenems chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí về thuốc kháng sinh (12,3%) chứng tỏ mức độ sử dụng nhóm kháng sinh này trong điều trị ngày càng gia tăng tại tất cả các bệnh viện. Các kháng sinh thế hệ cũ như phenicols,
penicillin nhạy cảm với men betalactamase, lincosamides ít được sử dụng trong điều trị. Vancomycin được sử dụng tương đối ít ở tất cả các bệnh viện. Do các kháng sinh nhóm polymyxins
(ví dụ: colistin) chưa sẵn có tại các khoa dược bệnh viện, mức độ sử dụng các kháng sinh này chưa được đánh giá trong nghiên cứu.
Tương ứng với mức độ sử dụng kháng sinh tương đối cao so với các nước khác trên thế giới, tình trạng kháng kháng sinh cũng cho thấy mức độ đáng báo động tại tất cả các bệnh viện. Mức độ kháng kháng sinh phổ biến trong nhóm vi khuẩn Gram-âm bao gồm: Acinetobacter sp., Pseudomonas, E. coli và Klebsiella sp. Nhìn chung, khoảng 30-70% vi khuẩn Gram âm kháng các kháng sinh3 cephalosporin thệ hệ 3 và 4, xấp xỉ 40-60% kháng với các kháng sinh nhóm aminoglycosides và fluoroquinolones. Có tới 40% các chủng Acinetobacter giảm nhậy cảm với imipenem. Tỉ lệ kháng cao nhất của các vi khuẩn Gram âm với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 4 tại các bệnh viện
khu vực phía Bắc nơi mà có mức độ sử dụng nhóm kháng sinh này cao hơn hai khu vực còn lại, điều này chứng tỏ có sự liên quan giữa mức độ sử dụng kháng sinh và tình trạng kháng kháng sinh.
Hiện nay, tất cả các khoa xét nghiệm vi sinh lâm sàng của 15 bệnh viện tham gia nghiên cứu đều dựa trên tài liệu hướng dẫn CLSI. Công tác đánh giá tại cơ sở (năm 2011) cho thấy hầu hết các khoa vi sinh thực hiện quá nhiều xét nghiệm nhậy cảm kháng sinh, ví dụ như với cả những kháng sinh sẽ không sử dụng trong điều trị hoặc với xét nghiệm một số kháng sinh cùng nhóm. Nhìn chung đã có dấu hiệu tích cực trong công tác kiểm soát chất lượng tại thời điểm đánh giá so với những năm về
trước tuy nhiên cần tiếp tục cải thiện hơn nữa. Đồng thời, khuyến cáo các khoa xét nghiệm vi sinh lâm sàng tham gia vào các chương trình ngoại kiểm quốc tế

Leave a Comment