BIẾN ĐỔI NHỊP TIM VÀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN VIỆT NAM CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH

BIẾN ĐỔI NHỊP TIM VÀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN VIỆT NAM CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH

BIẾN ĐỔI NHỊP TIM VÀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN VIỆT NAM CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH
Nguyễn Minh Kha1, Trần Nguyễn Phương Hải2, Trần Đại Cường1, Trần Hữu Chinh2, Võ Phương Quỳnh Trà My2, Trần Thị Kim Xuân2, Hoàng Văn Sỹ1,2
1 Đại học Y Dược TP. HCM
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Holter điện tâm đồ là một công cụ hiệu quả theo dõi rối loạn nhịp tim ở dân số nói chung và bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch nói riêng. Các báo cáo về đặc điểm biến đổi nhịp tim cũng như các dạng rối loạn nhịp ở bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch còn hạn chế tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm biến đổi điện tim và các bất thường rối loạn nhịp tim nặng trên Holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Nghiên cứu gồm 178 bệnh nhân mắc bệnh tim mạch được chỉ định gắn Holter điện tâm đồ. Dùng hệ thống Holter DigiTrak XT 5 điện cực của hãng Philips để ghi và phân tích điện tâm đồ. Kết quả: Trong 178 bệnh nhân, độ tuổi trung bình là 54,6 ± 16,2 tuổi, nữ giới chiếm 49,4% (170/142). Triệu chứng than phiền thường gặp nhất là hồi hộp (35,4%) và có 9,6% bệnh nhân không có triệu chứng ban đầu. Bệnh lý nền rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và bệnh mạch vành với tỷ lệ lần lượt là 46,1%, 30,2% và 27,5%. Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu có nhịp cơ bản trên Holter là nhịp xoang. Có 68/178 (38,2%) bệnh nhân có rối loạn nhịp tim nặng trên Holter điện tâm đồ 24 giờ. Nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, nhịp chậm và ngoại tâm thu thất dầy chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,7%; 6,2%; 10,7% và 12,4%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy trên bệnh nhân có bệnh tim mạch có chỉ định gắn Holter điện tâm đồ 24 giờ, triệu chứng hồi hộp là triệu chứng phổ biến. Khoảng một phần ba số bệnh nhân trong nghiên cứu phát hiện có rối loạn nhịp nghiêm trọng trên Holter điện tâm đồ, theo đó rối loạn nhịp trên thất và ngoại tâm thu thất dầy là 2 loại rối loạn nhịp chiếm tỷ lệ cao nhất được ghi nhận.

Holterđiện tâm đồ đã được sử dụng từ cách đây hơn 50 năm để theo dõi các biến đổi điện tâm đồ diễn ra trong hoạt động thường ngày. Hiện nay, Holter điện tâm đồ được chỉ định ngày càng rộng rãi trong thực hành lâm sàng với các chỉ định khác nhau từ chẩn đoán loại rối loạn nhịp,  mức  độ  nghiên  trọng  của  rối  loạn  nhịp, đánh giá hiệu quả của điều trị, xác định rối loạn chức năng của máy tạo nhịp, phân tầng nguy cơ của rối loạn nhịp [4]. Ngoài ra, Holter điện tâm đồ cũng được sử dụng để xác định các đợt thiếu máu cơ tim im lặng, cũng như đánh giá nguyên nhân  các  triệu  chứng  không  đặc  hiệu  như choáng váng, chóng mặt, hồi hộp, đau ngực [6]. Hiện  nay,  bệnh  lý  tim  mạch  trở  thành  một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên  thế  giới  hiện  nay.  Trong  các  bệnh  lý  tim mạch, rối loạn nhịp tim khá thường gặp và phức tạp đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân có bệnh nền tim mạch như bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh  cơ  tim  phì  đại,  tăng  huyết  áp,  suy  tim, bệnh  van  tim.  Các  rối  loạn  nhịp  tim  được  ghi nhận theo y văn từ rối loạn nhịp nhanh bao gồm nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất đến các rối loạn nhịp chậm như block xoang nhĩ, block nhĩ thất, ngừng xoang [8]. Rối loạn nhịp tim còn có thể làm cho các bệnh tim có sẵn như bệnh cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục  bộ,  bệnh  van  tim  nặng  hơn  hoặc  suy  tim chuyển từ giai đoạn còn bù sangmất bù, đưa đến các biến chứng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp lên sống còn của bệnh nhân [7].  Ngoài  ra, bệnh nhân mắc bệnh nền tim mạch thường than phiền nhiều triệu chứng khác nhau trùng lấp như đau ngực, khó thở, hồi  hộp [5]. Khảo sát đặc điểm rối loạn nhịp ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch là cần thiết trong quản lý triệu chứng và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Trên thế giới đã có những báo cáo về đặc điểm rối loạn nhịp ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Tác giả Adebayo mô tả đặc điểm rối loạn nhịp tim ở 310 bệnh nhân  mắc  bệnh  tim  mạch,  kết  quả  cho  thấy ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất là hai rối loạn nhịp thường gặp nhất [2]. TạiViệt  Nam,  những  báo  cáo  về  đặc  điểm biến đổi điện tim  và các  dạng rối loạn nhịp ở bệnh nhân còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để môtả đặc điểm biến đổi điện tim và các bất thường rối loạn nhịp nặng trên Holter điện tâm đồ 24 giờ ở bệnh nhân mắc bệnh tim.

BIẾN ĐỔI NHỊP TIM VÀ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN VIỆT NAM CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH

Leave a Comment