Bước đầu lìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bước đầu lìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

Bước đầu lìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não.Tai biến mạch máu não là một nhóm bệnh gây tử vong và tàn tật khá phổ biến trên thế giới, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 700.000 – 750.000 bệnh nhân tai biến mạch máu não mới và tái phát. Người ta ước tính hiện nay ở Pháp có khoảng 8/1000 dân số bị tai biến mạch máu não [1],[2]. Ỏ Việt Nam, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi. Theo thống kê ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố qua từng thời kỳ 3 – 5 năm cho thấy tỷ lệ bệnh nhân vào điều trị nội trú tăng 1,7 – 2,5 lần [3],[4],[5],[6].

Rối loạn nuốt là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tai biến mạch máu não não cấp, chiếm khoảng 42 – 67% [7],[8],[9],[10] gây hít sặc dẫn đến viêm phổi với tỷ lệ lên đến 73,4% [11],[12]. Viêm phổi tăng nguy cơ tử vong gấp 5,4 lần [13]. Trong đó, rối loạn nuốt làm tăng nguy cơ viêm phổi gấp 3,17 lần và hít sặc tăng nguy cơ viêm phổi gấp 6,95 – 11,57 lần, thậm chí gấp 18 lần [8],[9],[11],[14]. Phát hiện sớm rối loạn nuổt không nhũng giúp hạn chế nguy cơ viêm phổi hít mà còn giúp giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm rối loạn nuốt ở bệnh nhân TBMMN đã được xem là một trong những biện pháp làm giảm biến chứng cũng như tử vong [15],[16],[17].
Chẩn đoán tình trạng rối loạn nuốt phải dựa vào việc đánh giá lâm sàng kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (VFS, FEES,..) [18],[19]. Tuy nhiên không phải cơ sở y tế nào cũng có điều kiện được trang bị những thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại này nên việc sử dụng các công cụ lượng giá lâm sàng là phù hợp nhất. Các công cụ đánh giá nhanh tại giường chỉ có ý nghĩa trong việc sàng lọc rối loạn nuốt tại các đơn vị cấp cứu. Do vậy việc áp dụng các phương pháp lượng giá chi tiết tại giường bởi các chuyên viên ngôn ngữ là rất cần thiết để quản lý rối loạn nuốt. Mann và cộng sự đã nghiên cứu2 và đưa ra thang điểm lượng giá rối loạn nuốt MASA vào năm 2002 được coi là một công cụ hiệu quả và có giá trị cho chuyên viên ngôn ngữ trong việc chẩn đoán và điều trị rối loạn nuốt [20],[21],[22].
Điều trị rối loạn nuốt được miêu tả y văn đầu tiên vào giữa những năm 1970 sau đó đến đầu những năm 1990 đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau phát triển một cách mạnh mẽ [23]. Có rất nhiều chiến lược cũng như phương pháp điều trị rối loạn nuốt được đưa ra bao gồm các phương pháp bù trừ, các kỹ thuật phục hồi chức năng, can thiệp xâm nhập và điều trị ngoại khoa. Trong đó, bằng các nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng phục hồi chức năng nuốt được xem là một phương pháp điều trị an toàn và đem lại hiệu quả cao cho người bệnh giúp ngăn ngừa các biến chứng từ đó giảm tỷ lệ tử vong
một cách đáng kể [24],[25],[26].

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về vấn đề rối loạn nuốt sau TBMMN còn rất mới mẻ, chủ yếu mới đề cập đến các phương pháp sàng lọc rối loạnnuốt tại một sổ các đơn vị cấp cứu như: Nguyễn Thế Dũng (2009) tại bệnh viện Bạch Mai, Phan Nhật Trí và Nguyễn Thị Thu Hương (2010) tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Cà Mau [7],[8]. Việc lượng giá chi tiết tình trạng rối loạn nuốt sau TBMMN bởi các chuyên viên ngôn ngữ giúp đưa ra chân đoán xác định và kế hoạch điều trị can thiệp phục hồi chức năng hầu như chưa được thực hiện. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầu lìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não‘ với mục tiêu sau:
1. Xác định tình trạng rối loạn nuốt của bệnh nhân TBMMN tại Trung tâm phục hồi chức năng bằng thang điểm lượng giá MASA.
2. Phân tích các yếu tố liên quan và nhu cầu về can thiệp phục hồi chức năng nuốt ờ bệnh nhân TBMMN

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bước đầu lìm hiểu rối loạn nuốt và nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân tai biến mạch máu não
1. Welch KMA, Calplan LR, Reis DJ, Sieo Bk, Wein B. (1997). Primer
on Cerebrovascular Diseases. Academic Press.
2. Kandel Er, Schwaitz JH, Jessell TM. (1991). Principles of Neural Science, Appletori & Lange, 1123-1125.
3. Nguyễn Văn Đăng (1996), Tình hình tai biến mạch não tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học khoa Thần kinh, Nhà xuất bản Y học, 101-109.
4. Phạm Gia Khải và cộng sự (2001), Tình hình tai biển mạch máu não tại Viện Tim mạch Việt Nam từ năm 1996 – 2000, Chẩn đoản và xử trí tai biến mạch não, Hội thảo chuyên đề liên quan, Báo cáo khoa học.
5. Hoàng Khánh (2004), Dịch tễ học tai biển mạch não, Thần kinh học lâm sàng, NXB Y học, 159-163.
6. Lê Văn Thính, Trịnh Tiến Lực, Hà Hữu Quỷ và cộng sự (2007), Tình hỉnh đột quy não tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai, Kỷ yểu và công trình nghiên cứu khoa học 2008, tr. 206-268.
7. Nguyễn Thê Dũng (2009), Nghiên cứu đảnh giá tình trạng nuôt ở bệnh nhân tai biến mạch não chưa đặt nội khỉ quản điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y hà Nội.
8. Phan Nhựt Trí, Nguyễn Thị Thu Hương (2011), Nghiên círu rối loạn nuốt theo GUSS ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại bệnh viện Cà Mau 2010 – 2011, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Cà Mau, Cà Mau.
9. Smithard D.G., 0 ’Neill P.A., Park c., Morris J. et al (1996), Complications and outcome afỉeracute stroke, England, 1200-1204.
10. Thad Wilkins M.D., Ralph A. Gillies et al. (2007). The Prevalence of Dysphagia in Primary Care Patients-A HamesNet Research Network Study, The Journal o f the American Boadr o f Famỉly Medicine, 20(2),
144-150.11. Trân Văn Minh (2002), Nghiên củĩi biến chứng sặc phôi ở các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cíni và chống độc, Luận văn Bác sỹ CKII, Đại học Y Hà Nội

MỤC LỤC
ĐẶT VÁN ĐÈ………………………………………………………………………………………………1
Chuông 1: TÔNG Q UAN…………………………………………………………………………..3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VÊ QUÁ TRÌNH NUỐT………………………………………… 3
1.1.1. Định nghĩa quá trình nuốt………………………………………………………3
1.1.2. Giải phẫu ……………………………………………………………………………3
1.1.3. Sinh lý của quá trình nhai và nuốt…………………………………………..6
1.1.4. Chi phổi thần kinh ……………………………………………………………….8
1.2. MỘT SỐ VÁN ĐỀ VÊ RỐI LOẠN NUỐT………………………………….. 11
1.2.1. Tình trạng rối loạn nuốt sau tai biến mạch máu não trên thế giới
và Việt Nam……………………………………………………………………….. 11
1.2.2. Các triệu chúng lâm sàng gợi ý tình trạng rối loạn nuốt……………..13
1.2.3. Chẩn đoán rối loạn nuốt……………………………………………………..13
1.3. VAI TRÒ CỦA LƯỢNG GIÁ LÂM SÀNG TẠI GIƯỜNG VÀ
THANG ĐIỂM MASA TRONG CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN NUỐT 20
1.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài…………………………………………………… 20
1.3.2. Nghiên cứu trong nước……………………………………………………….23
1.4. NHU CẦU CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NUỐT………….23
1.4.1. Rối loạn nuốt và biến chứng……………………………………………….. 23
1.4.2. Vai trò của phục hồi chức năng nuốt…………………………………….. 24
Chuông 2: ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u …………..26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u …………………………………………………….. 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………………….. 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ……………………………………………….. 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cửu…………………………………………………………….27
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………….27
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………28
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………..282.2.5. Cách đánh giá…………………………………………………………………… 28
2.3. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN c ứ u …………………………………………………….. 40
2.3.1. Lượng giá rối loạn nuốt và hít sặc bằng thang điểm MASA….. 40
2.3.2. Tình trạng liệt hầu họng……………………………………………………..41
2.3.3. Viêm phổi…………………………………………………………………………41
2.4. CÔNG CỤ THƯ THẬP s ố LIỆU………………………………………………..42
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU……………………………………………………………………… 43
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN c ứ u …………………………………………… 43
Chuông 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ……………………………………………………. 44
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHƯNG VÊ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u ……………….44
3.1.1. Tuổi…………………………………………………………………………………. 44
3.1.2. Tuổi của nhóm rối loạn nuốt và không rối loạn nuốt………………45
3.1.3. Tuổi trung bình của nhóm rối loạn nuốt và không rối loạn nuốt 45
3.1.4. Giới…………………………………………………………………………………. 46
3.2. TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NUỐT CỦA BỆNH NHÂN TAI BIÉN
MẠCH MÁU NÃO ĐÁNH GIÁ BẰNG THANG ĐIỂM MASA…..46
3.2.1. Tỷ lệ và mức độ rối loạn nuốt…………………………………………….. 46
3.2.2. Thời gian tồn tại trung bình của rối loạn nuốt và không rối loạn nuốt….47
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÉN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NUỐT
VÀ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NUỐT……………………….51
3.3.1. Triệu chứng của rối loạn nuốt……………………………………………… 51
3.3.2. Liên quan giữa ho không hiệu quả và viêm phổi…………………….52
3.3.3. Liên quan giữa rối loạn nuốt với hình thái TBMMN……………… 53
3.3.4. Liên quan giữa rối loạn nuốt và bán cầu tổn thưcmg………………. 53
3.2.5. Liên quan giữa rối loạn nuốt và vị trí tổn thưong……………………54
3.3.6. Liên quan giữa rối loạn nuốt và tình trạng liệt hầu họng………… 55
Chuông 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….. 56
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u ………………………56
4.1.1. Tuổi……………………………………………………………………………………56
4.1.2. Giới……………………………………………………………………………………574.2. TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NUỐT CỦA BỆNH NHÂN TAI BIÉN
MẠCH MÁU NÃO ĐÁNH GIÁ BẰNG THANG ĐIẾM MASA…..57
4.2.1. Tỷ lệ rối loạn nuốt………………………………………………………………57
4.2.2. Tỷ lệ và mức độ hít sặc………………………………………………………..60
4.2.3. Liên quan giữa rối loạn nuốt, hít sặc và tình trạng viêm phổi ….61
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐÉN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NUỐT
VÀ NHU CẦU CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NUỐT Ở
BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO……………………………….64
4.3.1. Triệu chứng của rối loạn nuốt……………………………………………… 64
4.3.2. Liên quan giữa ho không hiệu quả và viêm phối:………………….. 65
4.3.3. Liên quan giữa hình thái, vị trí tổn thương và rối loạn nuốt…….65
4.3.4. Liên quan giữa rối loạn nuốt và tình trạng liệt hầu họng…………66
KÉT LUẬN…………………………………………………………………………………………………67
KIÉN N G H Ị……………………………………………………………………………………………….69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG •
Bảng 1.1: Chi phổi của dây thần kinh sọ trong hoạt động nuốt……………….10
Bảng 1.2: Một số phương pháp sàng lọc rối loạn nuốt tại giường……………15
Bảng 1.3: Điểm khác nhau giữa nghiệm pháp sàng lọc và phương pháp
lượng giá lâm sàng tại giường……………………………………………… 17
Bảng 2.1: Mức độ rối loạn nuốt và hít sặc…………………………………………… 40
Bảng 3.1: Tuổi của nhóm rối loạn nuốt và không rối loạn nuốt………………45
Bảng 3.2: Tuổi trung bình của nhóm rối loạn nuốt và không rối loạn nuốt.45
Bảng 3.3: Thòi gian tồn tại trung bình của rối loạn nuốt và không rối loạn nuốt….47
Bảng 3.4: Liên quan giữa rối loạn nuốt và tình trạng viêm phôi……………. 47
Bảng 3.5: Liên quan giữa rối loạn nuốt và tình trạng viêm phổi tái phát ….48
Bảng 3.6: Tỷ lệ và mức độ hít sặc………………………………………………………..49
Bảng 3.7: Liên quan giữa hít sặc và tình trạng viêm phổi………………………50
Bảng 3.8: Liên quan giữa hít sặc và tình trạng viêm phôi tái phát……………50
Bảng 3.9: Liên quan giữa ho không hiệu quả và viêm phôi…………………….52
Bảng 3.10: Liên quan giữa rối loạn nuốt với hình thái TBMMN………………. 53
Bảng 3.11: Liên quan giữa rối loạn nuốt và bán cầu tổn thương……………..53
Bảng 3.12: Liên quan giữa rối loạn nuốt và vị trí tổn thương…………………. 54
Bảng 3.13: Liên quan giữa rối loạn nuốt và tình trạng liệt hầu họng………..55
Bảng 4.1. Tỷ lệ rối loạn nuốt và hít sặc của một sổ tác giả…………………… 58
Bảng 4.2. Liên quan giữa rối loạn nuốt và viêm phổi……………………………62
Bảng 4.3. Liên quan giữa hít sặc và viêm phổi………………………………………63DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phân bố theo tuổi…………………………………………………….. 44
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phân bố theo giới……………………………………………………. 46
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ và mức độ rối loạn nuốt…………………………………………… 46
Biểu đồ 3.4: Liên quan giữa rối loạn nuốt và tình trạng viêm phổi tái phát48
Biểu đồ 3.5: Mức độ hít sặc………………………………………………………………….49
Biểu đồ 3.6: Liên quan giữa hít sặc và tình trạng viêm phối tái phát……….. 51
Biểu đồ 3.7: Triệu chứng của rối loạn nuốt…………………………………………… 51
Biểu đồ 3.8: Liên quan giữa rối loạn nuốt và tình trạng liệt hầu họng……… 55

Leave a Comment