Cách ngâm rượu Sâm Cau chuẩn, dùng có tác dụng gì tốt

Cách ngâm rượu Sâm Cau chuẩn, dùng có tác dụng gì tốt

Cách ngâm rượu Sâm Cau chuẩn, dùng có tác dụng gì tốt

Từ lâu, sâm cau đã là cái tên quen thuộc đối với nhiều người dân. Loại sâm có nguồn gốc đến từ thiên nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm và công dụng của dược liệu này.

Tổng quan về sâm cau

Sâm cau là gì?

Sâm cau có nhiều tên gọi khác nhau như cồ nốc, ngải cau, tiên mao; tên khoa học là Curculigo orchioides. Loại sâm này là thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae và được nghiên cứu đầu tiên vào năm 1788 bởi Gaernt.

Cây sâm cau

Sâm cau là loại sâm như thế nào?

Phân bố

Đây là loại cây thích hợp với ánh sáng, ưa bóng tối và thường sống ở những khu vực có địa hình ẩm ướt. Ví dụ như: Thung lũng, chân núi hay nương rẫy.

Trên thế giới, sân cau thường phân bố và phát triển ở các vùng phía Nam, khu vực Đông Nam Á. Cụ thể là các nước như: Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc…

Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp chúng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc: Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang.

Tuy nhiên, loại sâm này lại bị người dân khai thác quá mức dẫn đến tình trạng bị khan hiếm, cạn kiệt.

Gần đây, sâm đã được các nhà nghiên cứu cho vào danh sách đỏ cây thuốc quý của Việt Nam.

Đặc điểm

Sâm cau là loại thực vật thân thảo, cây có chiều dài khoảng 20-30cm, thậm chí có cây lên tới 40cm. Thân cây có dạng củ, chúng phát triển và tồn tại dưới lòng đất.

Loại thân này chỉ có một rễ chính, không phân nhánh, mọc thẳng có hình trụ nhưng lại nhỏ dần ở hai đầu.

Tác dụng của sâm cau

Đặc điểm của sâm cau

Tuy nhiên, thân cây lại có nhiều rễ nhỏ bám quanh trụ chính, vỏ có màu nâu sáng, bên trong có màu vàng nhạt. Nhìn kĩ bạn sẽ phát hiện ra những đốt của loại sâm này.

Khác với những giống sâm khác, loài sâm này sở hữu những chiếc lá dài, mọc thành túm từ thân cây. Lá có hình dạng như hình mũi mác nhưng hẹp hơn. Thông thường, nếu tính từ cuống, lá sâm sẽ có chiều dài khoảng 20-50cm, và rộng khoảng 3cm.

Lá sâm mọc dạng xếp nếp tựa như phiến lá cau. Lá của loại sâm rất dài và to. Chúng có đầu nhọn, hai mặt lá có màu sắc như nhau, gân lá hiện lên rõ rệt.

Hoa sâm thường phát hoa tại mặt đất và ra hoa từ trong các bẹ lá. Hoa có màu vàng nhạt, mỗi cây thường ra từ 3-5 bông hoa.

Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả. Người ta hãy gọi đó là quả nang. Loại quả này thuôn dài, khoảng chừng 1-2cm và phình to ở hai đầu. Hầu hết, mỗi quả đều chứa từ 1 đến 4 hạt.

Mùa vụ

Người ta thường trồng loài cây này bằng những cây non và mầm. Để trồng loại cây này, bạn cần phải đào hố thật sâu, sao cho rễ cây lún đất. Từ đó, cây mới có thể bén rễ và phát triển được.

Để cây có thể tiếp nhận đủ được ánh sáng, bạn nên cách trồng chúng cách nhau khoảng 30-50 cm.

Với sức sống mạnh mẽ, cây có thể quanh năm tươi tốt, khỏe mạnh. Tuy nhiên, thời điểm trồng cây tốt nhất chính là vào mùa xuân.

Vì trong thời điểm này, cây sâm cau hấp thụ chất dinh dưỡng rất tốt, do đó bạn không phải mất thời gian chăm sóc nhiều.

Trong thời gian cây phát triển, bạn nên xới đất sao cho thật xốp, sau đó bón một ít phân cho cây trồng.

Thường thì đến cuối năm là có thể thu hoạch được. Bạn chỉ cần đào lấy củ rồi rửa sạch và phơi khô và dùng dần.

Thành phần hóa học

Công dụng của sâm cau

Tính chất hóa học của sâm cau

Theo các nhà nghiên cứu, ngải cau chứa rất nhiều thành phần rất tốt cho cơ thể. Hầu hết trong các củ sâm đều chứa các hợp chất như: Phenolic, alkaloid, saponin, phytosterol, đường khử tự do và chất béo.

Đặc biệt là nhóm chất phenolic có tác dụng phân đoạn ethylacetat. Trong rễ của sâm còn chứa Curculigin A, cycloartan triterpen saponin.

Tính vị

Đây là dược liệu có tính ấm, có vị cay và ngọt, song lại có tính độc. Vì vậy, để khử tính độc này, người ta thường ngâm sâm với nước gạo, sau đó mới đem đi sử dụng. Tính vị của ngải cau đều quy vào hai kinh tỳ thận.

Do đó, chúng có công năng làm mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương… rất tốt cho nam giới. Đồng thời, với tính ấm, dược liệu này có tác dụng trong việc chữa các bệnh về hàn thấp, cảm mạo… Thân và rễ của cây sâm đều có thể dùng được.

Các loại sâm cau

Sâm cau là cái tên mà người đi rừng thường gọi. Tuy nhiên, xét theo cấu tạo và chức năng, người ta chia cây thành 2 loại, đó là: Sâm cau đen và sâm cau đỏ.

Sâm cau đỏ

Tác dụng của sâm cau đỏ

Sâm cau đỏ

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người tranh luận về tên của loại sâm này. Người thì gọi chúng là câu bồng bồng, người lại gọi là cây phất dũ. Song, để dễ dàng phân biệt thì người ta hay gọi là sâm cau đỏ.

Sâm cau đỏ có vỏ màu đỏ, mọc thành chùm như những cây sắn. Đối với những cây sâm đã già thì vỏ của chúng sẽ có màu trắng.

Nhưng khi cạo lớp vỏ sẽ xuất hiện ngay màu đỏ đặc trưng. Loài sâm này có vỏ ngoài dễ bóc, bên trong ruột là màu trắng đục.

Tác dụng của sâm cau đỏ chính là dùng để chữa trị phong thấp, suy nhược thần kinh.

Sâm cau đen

Sâu cau đen có tác dụng gì

Sâm cau đen

Trong Đông y, người ta còn gọi sâm cau đen là cây tiên mao. Loại sâm này có tác dụng bổ dương, tăng cường sinh lý cho phái mạnh.

Khác với loại sâm cau đỏ, sâm đen mọc riêng lẻ. Và phải đợi đến kích thước quy định mới có thể thu hoạch được. Thông thường, sâm đen sẽ phát triển và có tác dụng tốt nhất là sau 4 năm.

Được xem là loại dược liệu tốt cho nam giới. Sâm đen có chứa steroid có khả năng tăng cường nội tiết tố đồng thời kích thích khả năng phát triển tinh hoàn.

Sâm cau có tác dụng gì?

Không phải ngẫu nhiên mà loại sâm này được coi như thần dược trong việc bồi bổ sức khỏe của con người? Sau đây, là một số công dụng của sâm cau mà bạn không thể bỏ qua.

Sâm cau có tác dụng gì

Sâm cau có tác dụng gì

Sâm cau có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới

Trong thực tế, để chứng minh công dụng đặc biệt này, người ta đã đưa ra thí nghiệm và đạt được kết quả tốt.

Người ta cắt hai túi tinh hoàn của chuột bạch. Sau đó, tiêm các chất có trong sâm vào cơ thể chúng. Chỉ sau một thời gian, hai túi tinh hoàn của chúng tăng lên đáng kể.

Chính bởi tác dụng sâm cau này, mà các nhà nghiên cứu đã sử dụng dược liệu này trong việc điều trị sinh lý của cánh mày râu. Đồng thời, kích thích sự phát triển của tinh hoàn một cách hiệu quả.

Ở Trung Quốc, người ta thường dùng nước sắc từ thân rễ của loài sâm này dùng để điều trị viêm khớp và suy nhược cơ thể. Cũng như điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.

Tại Ấn Độ và Nepal, sâm còn được làm thuốc điều trị sinh lý.

Sâm cau có tác dụng kích thích khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Việc sử dụng ngải cau thường xuyên, không chỉ có tác dụng trong việc điều trị sinh lý. Mà chúng còn có công dụng trong việc kích thích khả năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe.

Nếu bạn đang trong tình trạng mệt mỏi. Hãy thử dùng dược liệu này để cảm nhận được tác dụng của sâm cau này nhé!

Tác dụng trị loãng xương

Trong ngải cau có hợp chất Phenolic có khả năng kích thích hệ miễn dịch cho cơ thể. Cũng như bảo vệ tế bào xương một cách đáng kể. Rất hiệu quả trong việc điều trị loãng xương, đặc biệt cho nam giới đấy.

Tác dụng giải độc, hạn chế quá trình lão hóa

Theo Tây y, ngải cau có chứa nhiều chất như curculiginis A và curculigol có tác dụng giải độc trong gan, đẩy lùi những tạo chất ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, glycosid phenolic phân lập có khả năng hạn chế quá trình lão hóa và bảo vệ hệ thần kinh tốt nhất.

Tác dụng hạ đường máu

Bên cạnh những tác dụng của cây sâm cau ở trên, chúng còn có khả năng hạ đường máu vô cùng tốt. Cũng như chống co thắt hồi tràng.
Vì vậy, đối với những người đang bị các bệnh về đường máu nên sử dụng dược liệu thiên nhiên này.

Cách chế biến sâm cau

Cách chế biến sâm cau tươi

Sâm tiêu mao vốn có tính độc, vì vậy việc chế biến cũng nên cần nên lưu ý.

Đối với những củ sâm tươi, khi mua về. Bạn cần phải rửa thật sạch, ngâm qua nước vo gạo trong vòng 2-3 tiếng.

Sau đó, rửa sạch một lần nữa và cắt lát mỏng, đem đi phơi thật khô. Khi cảm thấy sâm đã khô, bạn nên đem đi sao vàng là có thể sử dụng được.

Cách chế biến sâm cau chữa các bệnh

Cách chế biến sâm cau

Cách chế biến ngải cau chữa các bệnh

  • Cách chế biến ngải cau chữa liệt dương cho nam giới: Sử dụng 8g sâm khô sắc chung với sâm Bố Chính, ngũ gia bì, ngưu thất và cam thảo nam. mỗi nguyên liệu khoảng 8g. Dùng mỗi ngày trong suốt một tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Cách chế biến chữa phong thấp, suy nhược cơ thể: Bạn thái mỏng khoảng 50g sâm, sau đó sao vàng hạ thổ và ngâm với rượu trắng. Khoảng 7 ngày là có thể sử dụng được. Để rượu có tác dụng tốt nhất, bạn nên uống trước các bữa ăn chính trong ngày!
  • Cách chế biến điều trị sinh lý ở nam giới và phụ nữ: Cũng tương tự cách chế biến chữa liệt dương ở trên. Ngải cau bạn nên sử dụng 20g, sau đó sắc uống cùng ba kích, hồi hương và dùng trong một tháng.
  • Cách chế biến chữa sốt xuất huyết: Dùng 20g sâm khô, cùng nhọ nồi và quả dành dành. Sắc uống liên tục trong một tháng.
  • Cách chế biến chữa huyết áp cao: Nếu bạn đang gặp phải bệnh cao huyết áp, hãy thử ngay dược liệu thiên nhiên này nhé! Chỉ cần sắc uống trong một tháng với ngải cau, cùng ba kích và tri mẫu. Bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị bạn có thể hầm loại sâm này với thịt gà hoặc thịt lợn. Những món ăn này sẽ đêm đến cho bạn sự thích thú đấy.

Cách ngâm rượu sâm cau

Cách ngâm rượu sâm cau

Cách ngâm rượu ngải cau

Rượu ngải cau chính là một trong những chính là một trong những cách chế biến được cánh mày râu yêu thích.

Khi uống vào, rượu không tạo cảm giác cay nồng như các loại rượu khác. Thay vào đó là vị êm, tinh ý và vị ngọt trong cổ họng.

Có thể nói đây chính là loại rượu hảo hạng dành cho phái mạnh. Vậy, bạn đã biết cách ngâm rượu sâm cau chưa? Hướng dẫn sẽ có ngay sau đây:

Cách chọn sâm

Ngải cau đạt tiêu chuẩn ngâm rượu sẽ là những loại có củ vừa phải, bên ngoài có màu đỏ. Bên trong có màu trắng như sắn.

Khi nắm có vị ngọt hơi đắng và có mùi thơm dễ chịu. Sâm tiêu mao đạt đủ những yếu tố trên thì mới có độ ngon của rượu được.

Cách chọn rượu

Rượu chính là linh hồn của rượu ngải cau. Bởi thế, bạn nên chọn rượu nếp để có hương vị tốt nhất.

Nồng độ từ 40 độ trở lên. Vì, trong sâm có nhiều chất Dimethoxy Myricetin gây đau đầu, nên phải chọn rượu có nồng độ lớn, mới có thể ức chế được chất này.

Rượu sẽ ngon hơn khi được làm từ thủ công. Thông thường những loại rượu được làm từ thủ công sẽ hội tụ đủ các chất tinh túy, khiến người uống cảm thấy thích thú đấy!

Cách chọn bình ngâm rượu

Không chỉ cần phải đảm bảo chất lượng về sâm hay rượu mà bình ngâm rượu cũng rất quan trọng.

Thông thường, bình ngâm rượu sâm sẽ là những loại bình thủy tinh, sứ có thể thích khoảng 10-16l. Loại bình này sẽ làm tăng hương vị thơm ngon của rượu.

Mặt khác, bạn cũng không nên ngâm rượu trong các bình nhựa. Không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà khi nhựa ngấm vào rượu sẽ mất đi vị ngon đặc trưng.

Tiến hành ngâm rượu

Ngải cau có thể ngâm rượu với nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng, phổ biến nhất vẫn là ngâm rượu sâm nguyên củ.

Bước 1: Sơ chế sâm

Sâm cần được rửa thật sạch. Bạn có thể dùng bàn chải chải thật sạch kẽ đất đang bám trên củ.

Sau đó, đem đi ngâm với nước gạo để loại bỏ độc tố trong khoảng 2 tiếng. Khi đủ thời gian, bạn nên rửa chúng lại sạch với nước lã để ráo.

Bước 2: Ngâm rượu tiên mao

Bạn dùng một lọ thủy tinh, sứ bỏ sâm vào cho đầy hũ và đổ rượu sao cho ngập lọ. Hoặc bạn có thể tham khảo theo tỉ lệ 1kg sâm tương đương với 4l rượu nếp.

Rượu sau khi ngâm phải đạt được màu vàng ngả là hoàn thành. Lúc này, bạn đã có thể thưởng thức loại rượu này rồi!

Ngâm rượu ngải cau theo phương pháp Đông Y

Rượu sâm cau

Ngâm rượu ngải cau theo phương pháp Đông Y

Người Trung Quốc cho rằng việc ngâm rượu sâm cau theo Đông Y sẽ đạt được hiệu quả mạnh nhất. Các bước tiến hành ngâm loại rượu ngày như sau:

Hầu như các bước chế biến ngâm rượu sâm cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, với cách ngâm rượu này bạn sẽ phải hấp cách thủy sâm với một ít muối trong vòng 15-20 phút. Bước này giúp tăng tác dụng bồi bổ sinh lý của sâm. Sau đó, vớt ra và để nguội.

Sâm khi đã hấp cách thủy xong, bạn nên thái thành từng lát mỏng. Rồi mang đi phơi nắng trong khoảng 1 tuần.

Theo người Trung Quốc, việc đem sâm đi phơi nắng sẽ giúp sâm hấp thụ được những thứ tinh túy từ ánh mặt trời. Từ đó, sâm mới đạt được công dụng tốt nhất.

Tiếp đó, bạn mang sâm cay đi sao lên với rượu, cho đến khi cháy cạnh là được. Lúc này, bạn để nguội rồi bỏ chúng vào hũ thủy tinh và đổ ngập rượu là hoàn thành.

Thời gian thích hợp có thể dùng rượu ngải cau chính là sau 40-50 ngày ngâm. Bởi lúc này, ngải cau đã ngấm rượu và tiết ra những hợp chất tốt nhất. Đặc biệt, bạn nhớ bảo quản chúng ở những nơi ít ánh nắng nhé!

Những lưu ý khi sử dụng ngải cau mà bạn cần biết

Sâm cau tuy là tốt nhưng bạn cũng không nên lạm dụng chúng quá đà. Do đó, bạn cũng nên sử dụng chúng một cách khoa học nhất để đạt được hiệu quả. Những lưu ý để bạn tham khảo như sau:

  • Bạn chỉ nên sử dụng ở mức độ phù hợp, nếu bạn sử dụng quá nhiều trong một ngày sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi và cạn kiệt sức lực.
  • Ngải cau tuy tốt nhưng lại có tính nóng. Vì vậy, những người mắc bệnh gan nên cẩn thận khi sử dụng thực phẩm này.
  • Bên cạnh đó, loại sâm này sẽ gây ra tác dụng phụ như: buồn nôn, mệt mỏi và tiêu chảy… Bởi vậy, khi gặp được tình trạng này, bạn hãy dừng ngay việc sử dụng chúng nhé!

Sâm cau sẽ là một trong những dược liệu tốt cho nam giới. Chúng không những điều trị bệnh mãn dục nam mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, để sâm phát huy tối đa lợi ích, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trong quá trình sử dụng.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment