Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Khớp xương

Cấu tạo cơ thể & hiểu biết đúng về: Khớp xương

Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Khớp xương

Khớp xương là cầu nối giữa 2 hoặc nhiều đầu xương

Phần cấu trúc nặng nhất của cơ thể là bộ khung xương, nó được cấu tạo bởi nhiều xương lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau. Những đoạn xương này nối với nhau tại những nơi đặc biệt được gọi là khớp xương. Khớp xương là vùng mà 2 hoặc nhiều xương gặp nhau, nhờ có khớp xương mà cơ thể có thể gập, nghiêng, xoay theo các phương chiều khác nhau.

Vì nhiệm vụ của khớp là giúp cơ thể vận động, vì thế nó phải được cấu tạo bằng những thành phần đặc biệt để giúp cho sự vận động cơ thể có sự mềm mại, tinh tế, ổn định, chắc chắn hoặc nhanh mạnh khi cần thiết. Bạn có thể để ý ngay chính cơ thể mình, có những khớp lớn và những khớp nhỏ, khớp lớn ngoài nhiệm vụ vận động thì phải gánh vác thêm nhiệm vụ chịu lực ví dụ khớp gối, khớp háng. Những khớp nhỏ thì có thiên hướng giúp chúng ta làm những động tác tinh tế như chơi đàn, tỉa hoa, thêu thùa, gõ máy tính, vẽ tranh. 

Cấu trúc và chức năng của khớp

Để giúp cơ thể có khả năng vận động theo đủ mọi loại hình thì cấu tạo khớp đã được tự nhiên ban tặng cho cơ thể người quả là kì diệu, nó bao gồm các yếu tố sau:

  • Sụn khớp: giúp bọc ở các đầu xương, có chức năng giảm sóc, giống như mấy chân bàn, ghế mà được bọc đệm cao su vậy. Lớp sụn này mà bị mòn đi, thì 2 đầu xương rất dễ tiếp xúc với nhau, khi đó người ta gọi là thoái hoá khớp = lớp sụn bị thoái hoá. Quá trình lão hoá tự nhiên hoặc thoái hoá sớm trong trường hợp bệnh tật sẽ làm cho khớp bị viêm, sưng và đây là dấu hiệu chúng ta cần phải chú ý chăm sóc khớp nhiều hơn. Thoái hoá khớp có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào có khớp như cột sống, khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp hàm…
  • Dịch khớp + túi dịch: giống như thành phần dầu nhớt trong xe máy, bạn thấy đi khoảng 1000km là xe của bạn phải thay dầu phải không, và dầu đã đi được 1000km bạn thấy nó đổi màu và giảm tính nhớt, tính bôi trơn. Điều kì diệu là dịch khớp của chúng ta liên tục được làm sạch, thay đổi từng phút từng giây nhờ vào sự lưu chuyển của dòng tuần hoàn máu và bạch huyết, vì thế chúng ta chỉ cần có những động tác tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng, êm dịu kết hợp các động tác xoa bóp, bấm huyệt, massage thì đã giúp ích rất nhiều cho khả năng bôi trơn của dịch khớp rồi.
  • Dây chằng quanh khớp: để làm khớp vững chắc trong các vận động, để biết chi tiết hơn bạn xem tại bài viết sau: Cấu tạo cơ thể & cách sử dụng đúng: Dây chằng
  • Gân cơ: là những cấu tạo giúp co duỗi, nó tạo ra lực để vận động và thay đổi góc độ của khớp và chúng ta sẽ có hẳn một bài viết về hệ thống gân cơ này
  • Thần kinh và mạch máu: thần kinh là hệ thống chỉ huy, điều khiển hoạt động của từng khớp nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Mạch máu là đường cung cấp dinh dưỡng, Ôxi, và loại bỏ đi các chất không sử dụng được ra ngoài
khop
Những thành phần cơ bản của khớp (Khớp gối)
khop
Cấu tạo của khớp gối và sự liên quan với các thành phần khác

Hướng dẫn sử dụng khớp đúng cách

  1. Cân bằng, ổn định: khớp là mang trong bản thân nó khả năng vận động, cơ thể người luôn vận động trên bề mặt trái đất, vì thế vận động của cơ thể cần tuân cách vận động của Trái đất. Để khớp được khoẻ, cần vận động có sự cân bằng, uyển chuyển. Ví dụ: khi bạn đứng để nấu ăn, thì cần đứng cho cân bằng trên hai chân, cân bằng tức là phải cảm nhận vùng lòng bàn chân chạm xuống đất như thế nào, có cân bằng lực giữa hai lòng bàn chân hay không, nếu thấy chưa cân bằng thì cần điều chỉnh lại cho cân bằng hơn
  2. Cảm nhận vị trí của khớp: vì thần kinh thâm nhập vào khớp để điều khiển và nhận biết hoạt động của khớp, vì thế chúng ta cần phải cảm nhận vị trí cơ thể của mình đang ở trong tư thế nào, tư thế đấy có an toàn hay không, tư thế đó có bi mỏi hay có cân bằng không. Cứ cảm nhận như vậy là cách rất tốt để nuôi dưỡng khớp, bởi vì nó giúp làm giảm tải hoạt động của khớp, phòng tránh thoái hoá, phòng tránh khô khớp
  3. Xoa bóp, bấm huyệt hàng ngày: mỗi ngày dành ra khoảng 5-10 phút xoa bóp vùng khớp sẽ rất tuyệt vời, bởi vì nó làm tăng lưu thông mạch máu, giúp nuôi dưỡng dây chằng, sụn khớp và đặc biệt là giúp bôi trơn khớp vô cùng toàn diện.
  4. Kéo giãn cơ thể ở mức độ phù hợp làm thông thoáng khớp: những bài tập kéo giãn cơ thể luôn là lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn các khớp xương của mình khoẻ mạnh
  5. Tập luyện các bài tập với hơi thở: hơi thở chính là sự cung cấp Ôxi và đào thải CO2, tập vận động kết hợp với hơi thở luôn tạo ra những giá trị phục hồi đặc biệt.
  6. Hạn chế đồ ăn làm tăng tính nhạy cảm của bề mặt khớp: trong dòng máu của bạn có nhiều đường, mỡ hoặc acid Uric là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm khớp và đau khớp, vì thế hãy hạn chế ăn những đồ ăn, hoa quả có tính acid như hoa quả chua (cam, chanh), thực phẩm tính acid (dấm, rượu), giảm ăn đường, sô cô la, chất béo hoặc đồ ăn chiên rán nhiều bởi vì nó kích thích phản ứng viêm tại các khớp. Các sản phẩm nhiều đạm sẽ làm cho bạn dễ bị dư thừa acid Uric làm cản trở hoạt động bình thường của khớp.

Một số bài tập luyện hữu ích được Bs. Lê Hải giới thiệu có khả năng giúp bạn chăm sóc khớp tốt hơn

 

 

hoc thu mien phi

 

dang ki tu van

* Đọc thêm các bài viết liên quan: Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống (Phần 1) 

Leave a Comment