Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.

Khái niệm

Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.

Nguyên nhân

Thường gặp là các bệnh tim mạch và bệnh thận:

    – Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, hẹp van hai lá, viêm cơ tim, tăng huyết áp.

    – Suy thận cấp, suy thận mạn.

Nguyên nhân khác:

            + Ngộ độc: monoxit cacbon, photpho hữu cơ.

            + Tai biến trong các thủ thuật: thông tim, chọc tháo dịch màng phổi quá nhanh, quá nhiều.

            + Truyền dịch quá nhanh, quá nhiều.

Triệu chứng

Cơn khó thở xuất hiện cấp tính và nặng:

            + Thở nhanh nông 40-60 lần/phút, mạch nhanh, SpO2 giảm thấp.

            + Da tái, vã mồ hôi.

            + Vật vã, hoảng hốt.

            + Khạc bọt hồng.

            + Nghe phổi thấy ran ẩm hai bên phổi, lúc đầu ở hai đáy phổi sau đó lan dần ra khắp hai phổi.

            + Xquang phổi: hai phổi mờ hình cánh bướm.

Xử trí

Đặt bệnh nhân ngồi (hoặc nửa nằm nửa ngồi), thõng chân.

Thở oxy 6-8 lít/phút qua xông mũi hoặc qua mặt nạ.

Hút đờm dãi, bọt hồng trong miệng, mũi.

Băng ép gốc 3 chi, thay đổi luân phiên 15 phút/lần.

Morphine 0,01 g tiêm tĩnh mạch.

Lasix 20 mg/ống, tiêm tĩnh mạch 2 ống/15-30 phút/lần.

Thuốc khác:

Nitroglycerin  ngậm dưới lưỡi hoặc truyền tĩnh mạch.

Dobutamin truyền tĩnh mạch nếu có suy tim cấp.

Nếu phù phổi nặng, không đáp ứng điều trị trên: bóp bóng qua mặt nạ, sau đó đặt nội khí quản và thở máy.

Điều trị nguyên nhân.

Chăn sóc

Nhận định

Tình trạng ý thức: tỉnh, vật vã, hôn mê.

Tình trạng hô hấp: nhịp thở, SpO2, tím, khạc bọt hồng, ran ẩm hai phổi.

Tình trạng tim mạch: mạch, huyết áp, khám tìm triệu chứng suy tim, bệnh tim.

Hỏi tiền sử và hoàn cảnh xuất hiện cơn khó thở.

Kế hoạch chăm sóc

Trấn an sự sợ hãi.

Chống ngạt thở.

Thực hiện các y lệnh thuốc và xét nghiệm.

Theo dõi diễn biến.

Chế độ dinh dưỡng.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Trấn an sự sợ hãi:

            + Động viên và giải thích cho bệnh nhân yên tâm.

            + Thái độ thầy thuốc bình tĩnh, quan tâm đến bệnh nhân, động tác nhanh nhẹn, chính xác  .  

            + Luôn có mặt nhân viên y tế cạnh bệnh nhân trong giai đoạn cấp.

Chống ngạt thở:

            + Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi, chân thõng. băng ép gốc 3

 chi, luân phiên đổi băng ép 15 phút/lần.

            + Thở oxy qua mặt nạ 8-10 lít/phút, sau đó giảm dần liều oxy khi bệnh nhân đã ổn định.

            + Hút đờm dãi (bọt hồng) trong miệng, mũi.

            + Nếu suy hô hấp nặng: bóp bóng qua mặt nạ, hỗ trợ bác sĩ đặt nội khí quản (hoặc mở khí quản)

 nếu có chỉ định.

            + Chuẩn bị máy thở nếu bệnh nhân cần thở máy.

Thực hiện các y lệnh thuốc và xét nghiệm:

            + Chuẩn bị sẵn và thực hiện đúng y lệnh thuốc: morphine, lasix, nitroglycerin…

+ Làm các xét nghiệm cần thiết: điện giải máu, khí máu động mạch…

Theo dõi diễn biến:

            + Nhịp tim, HA, nhịp thở, triệu chứng khạc bọt hồng, ran ẩm hai phổi và

 SpO2:  15phút/lần trong cơn khó thở, sau đó 1-3h/lần.

            + Theo dõi nước tiểu 1h/lần nếu có tụt huyết áp.

Chế độ dinh dưỡng:

            + Cho bệnh nhân ăn khi đã qua cơn khó thở: ăn đường miệng nếu bệnh nhân tỉnh, ăn qua xông dạ dày nếu có đặt nội khí quản.

             + Hạn chế muối, nước- nhiều vitamin.

Đánh giá kết quả chăm sóc

Kết quả tốt:

            +  Bệnh nhân tỉnh, hết khó thở, nhịp tim và huyết áp ổn định, đái trên 1 lít/24h.

            + Các y lệnh được thực hiện đầy đủ và kịp thời

.

Leave a Comment