Chăm sóc trẻ  sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022

Chăm sóc trẻ  sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Chăm sóc trẻ  sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022.Hiện tượng vàng da xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, vàng da do tăng bilirubin gián tiếp là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh là do sự tích tụ Bilirubin – chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng. Hiện tượng vàng da xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới [6],[4]. Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu và vì vậy mà gây nên vàng da. Khi trẻ lớn đến khoảng 2 tuần tuổi, gan sẽ phát triển đầy đủ hơn để có khả năng xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin. Chính vì thế bệnh vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi mà không để lại bất cứ nguy hiểm nào [5], [11], [13].


Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng do bilirubin tăng quá cao và thấm vào não gây nên vàng nhân não. Đây là một bệnh lý gây di chứng thần kinh trầm trọng, rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ co giật, hôn mê dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn, làm tăng chi phí điều trị và là nỗi đau lớn lao cho gia đình và bản thân trẻ [13],[20].
Bệnh lý vàng nhân não do bilirubin gián tiếp tăng cao quá mức hoàn toàn có thể dự phòng được dựa trên cơ sở birirubin chỉ gây độc khi đã thấm vào mô não, nghĩa là chỉ khi nồng độ vượt quá ngưỡng não của trẻ. Vì vậy việc điều trị và chăm sóc cho trẻ bị vàng da bệnh lý là việc rất quan trọng để ngăn chặn sự tăng cao quá mức của bilirubin gián tiếp, phòng ngừa những di chứng nặng cho trẻ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm, nghiên cứu [55], [41], [38]. Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng có nhiều nghiên cứu về nhận thức của bà mẹ về trẻ sơ sinh vàng da tăng Bilirubin gián tiếp cũng như các giải pháp chăm sóc, can thiệp điều trị cho đối tượng này [26], [29]. Tại bệnh viện đa khoa Vinmec Time City, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, trong khi hàng tháng, bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca trẻ sơ sinh bị vàng da. Câu hỏi đưa ra là: thực trạng, kiến thức và kết quả chăm sóc trẻ vàng da như thế nào? Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Chăm sóc trẻ  sơ sinh vàng da tăng bilirubin tự do tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2022 ” với mục tiêu nghiên cứu:
1.    Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh vàng da và kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh tại khoa sơ sinh – bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec TimesCity năm 2022.
2.    Phân tích kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN     3
1.1.    CHĂM SÓC THIẾT    YẾU CHO TRẺ SƠ    SINH    3
1.1.1.    Chăm sóc thiết yếu    sơ sinh: 90 phút đầu    sau sinh    3
1.1.2.    Chăm sóc thiết yếu    sơ sinh: 90 phút đầu    đến 6 giờ đầu     3
1.2.    VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP Ở TRẺ    SƠ SINH    3
1.2.1.    Định nghĩa     3
1.2.2.    Cơ chế bệnh sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp     3
1.2.2.1.    Chuyển hóa bilirubin    3
1.2.2.2.    Sự hình thành bilirubin    4
1.2.2.3.    Các dạng tồn tại của bilirubin trong huyết tương Bilirubin axit    6
1.2.2.4.    Sự tiếp nhận bilirubin của tế bào gan    6
1.2.2.5.    Sự bài tiết bilirubin vào đường mật và đường ruột    6
1.2.3.    Nguyên nhân vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh    6
1.2.3.1.    Vàng da do tăng tan vỡ hồng cầu    6
1.2.3.2.    Thiếu hoặc rối loạn chức năng các enzym kết hợp     7
1.2.3.3.    Một số nguyên nhân khác     7
1.2.4.    Yếu tố nguy cơ vàng da tăng bilirubin gián tiếp     8
1.2.5.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng vàng da tăng bilirubin gián tiếp     8
1.2.5.1.    Lâm sàng     8
1.2.5.2.    Cận lâm sàng     10
1.2.6.    Điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh    11
1.2.6.1.    Liệu pháp ánh sáng (chiếu đèn)     11

 

1.2.6.2.    Điều trị bằng thuốc    13
1.2.6.3.    Điều trị bằng thay máu    13
1.2.6.4.    Điều trị nguyên nhân    13
1.2.7.    Tiên lượng     14
1.3. CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH NHÂN VÀNG DA     14
1.3.1.    Nhận định     14
1.3.1.1.    Các thông tin chung về người bệnh:     14
1.3.1.2.    Hỏi bệnh     14
1.3.1.3.    Khám thực thể:     15
1.3.2.    Chẩn đoán điều dưỡng    15
1.3.3.    Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân vàng da     15
1.3.4.    Can thiệp điều dưỡng     16
1.3.4.1 Chăm sóc cơ bản:     16
1.3.4.2.    Kỹ thuật chiếu đèn     16
1.3.5.    Kết quả mong đợi     18
1.4.    MỘT SỐ HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG LIÊN QUAN TỚI CHĂM SÓC
NGƯỜI BỆNH    18
1.4.1.    Học thuyết    Florence Nightingale     18
1.4.2.    Học thuyết    Henderson     19
1.4.3.    Học thuyết    của Newman     19
1.5.    THỰC TRẠNG VỀ VÀNG DA SƠ SINH VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ VÀNG DA SƠ SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM     20
1.5.1.    Tình hình nghiên cứu trên Thế giới    20
1.5.2.    Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam    21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU     24
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:    24
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.3.    CỠ MẪU NGHIÊN CỨU    24
2.4.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU    25
2.4.1.    Đối với nghiên cứu định lượng     25
2.4.1.1.    Phương pháp thu thập số liệu    25
2.4.1.2.    Các chỉ số/biến số nghiên cứu    28
2.5.    PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU     39
2.6.    KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    40
3.1.    ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH VÀNG DA    40
3.2.    Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh    46
3.3.    Hoạt động điều trị, chăm sóc, kết quả chăm sóc trẻ vàng da sơ sinh và một số
yếu tố ảnh hưởng    52
3.3.1.    Hoạt động điều trị, chăm sóc     52
3.3.2.    Hoạt động chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da    56
3.3.3.    Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ vàng da     60
3.4.    Kết quả Nghiên cứu định tính     63
CHƯƠNG 4    66
BÀN LUẬN     66
4.1.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng trên trẻ vàng da điều trị chiếu
đèn     66
4.1.1.    Đặc điểm lâm sàng     66
4.1.1.1.    Đặc điểm về giới tính, ngày tuổi chiếu đèn, lý do vào viện    66
4.1.1.2.    Đặc điềm về tuổi thai     67
4.1.1.3.    Đặc điểm về người mẹ trẻ và gia đình     72
4.1.1.4.    Đặc điểm khi sinh của trẻ    

 

4.1.1.5,    Đặc điểm tuổi chiếu đèn và bệnh lý kèm theo của trẻ     81
4.1.1.6.     Đặc điểm các dấu hiệu lâm sàng trên trẻ được chiếu đèn     81
4.1.2.    Đặc điểm nhóm máu ABO, Rh con, Bắt đồng nhỏm mắu mẹ con    81
4.1.3.    Biến chứng, tác dụng phụ trên trẻ chiếu đèn     81
4.2.    Kết quả chăm sóc, chiếu đèn và một số yếu tô liên quan     85
4.2.1.    Các hoạt động chăm sóc, chiếu đèn     86
4.2.2.    Các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh    86
4.2.2.    Kết quả chăm sóc, chiếu đèn    87
4.3.    Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh:     88
4.4.    Một số yếu tô liên quan đến kết quả chăm sóc    89
4.4.1.    Mối liên quan đặc điểm chung và kết quả chăm sóc, chiếu đèn     89
KẾT LUẬN    90
KHUYẾN NGHỊ     92
DANH MỤC TÀI    LIỆU THAM KHẢO     93
CÁC PHỤ LỤC    99 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment