CHỉ Số TeiSửA ĐổI MộT CHỉ Số ĐáNH GIá CHứC NĂNG THấT PHảI ở BệNH Tứ CHứNG FALLOT
CHỉ Số TeiSửA ĐổI MộT CHỉ Số ĐáNH GIá CHứC NĂNG THấT PHảI ở BệNH Tứ CHứNG FALLOT
Lê Thúy Ngọc -Bệnh viện tim Hà Nội
Phạm Nguyên Sơn -Viện tim mạch trung ương quân đội 108
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số Tei thất phải ở bệnh nhân T4F và mối tương quan giữa chỉ số Tei thất phải với các thông số siêu âm khác ở bệnh nhân T4F. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và so sánh giữa nhóm T4F với nhóm không có bệnh lý tim mạch tiến hành từ tháng 11/2009 đến tháng 7/2010 tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Có 85 bệnh nhân T4F, tỉ lệ nam/nữ = 1.23/1. So sánh đặc điểm siêu âm của nhóm T4F với
nhóm chứng cho thấy: đk ĐMC lên lớn hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh (22,35 ± 6,56 mm so với 19,55 ± 4.66 mm), đk thất trái (tâm thu và tâm trương) nhỏ hơn ở nhóm bệnh nhưng không có sự khác biệt về chức năng tâm thu thất trái (68,43 ± 5,49% so với 66,24 ± 8,10%). Đường kính phần phễu,vòng van, thân và các nhánh ĐMP ở nhóm bệnh nhỏ hơn so với nhóm chứng ở các nhóm tuổi. Thất phải dầy nhiều và chưa bị giãn thứ phát với bề dày thành tự do thất phải ở nhóm bệnh lớn hơn so với nhóm chứng và có sự gia tăng độ dầy theo nhóm tuổi. Chỉ số Tei đo bằng phương pháp kinh điển ở bệnh nhân T4F gặp sai số về mặt kĩ thuật. Chỉ số Tei đo bằngphương pháp Doppler mô (Tei’) ở bệnh nhân T4F lớn hơn so với nhóm chứng. Tuy nhiên chưa tìm thấy mốitương quan giữa chỉ số Tei’ với các thông số siêu âm đánh giá tổn thương ở bệnh nhân T4F. Kết luận: Chỉ số Tei thất phải đo bằng phương pháp Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân T4F tăng so với trẻ không có bệnh tim mạch.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất