• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

MedLib

Thư Viện Y - Nơi chia sẻ kho tài liệu nghiên cứu lớn nhất Việt Nam

  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • thông tin thuốc
  • Ngân hàng đề thi y khoa
You are here: Home / thông tin thuốc / Thuốc gốc và biệt dược theo vần C / Clofoctol

Thuốc gốc và biệt dược theo vần C

Clofoctol

Clofoctol

Clofoctol

Tác dụng

Tác dụng của clofoctol là gì?

Clofoctol là một kháng sinh có phổ kháng khuẩn tác động lên các vi khuẩn Gram dương. Clofoctol được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng hệ thống.

Bạn nên dùng clofoctol như thế nào?

Đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được cung cấp bởi dược sĩ trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc và mỗi lần bạn dùng lại thuốc. Nếu có bất kì câu hỏi nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Bạn nên bảo quản clofoctol như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng clofoctol cho người lớn như thế nào?

Dùng 750 mg, 2 lần mỗi ngày.

Liều dùng clofoctol cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Clofoctol có những dạng và hàm lượng nào?

Clofoctol có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén 100 mg, 200 mg, 700 mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng clofoctol?

Một số tác dụng phụ, bạn có thể gặp bao gồm: hôn mê, suy hô hấp, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, viêm phổi có thể kèm theo tăng tiết dịch đường hô hấp. Việc đặt ống thông nội khí quản có thể được yêu cầu nếu bệnh nhân bất tỉnh. Dùng than hoạt nếu bệnh nhân đã uống thuốc trong vòng 1 giờ. Điều trị hỗ trợ với sự theo dõi chặt chẽ nồng độ các chất điện giải, chức năng tim mạch, hô hấp và thận. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau 24 giờ chăm sóc hỗ trợ, hãy xem xét tới giải pháp lọc máu bằng than hoạt tính.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng clofoctol bạn nên biết những điều gì?

Trước khi dùng clofoctol, bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn:

  • Bị dị ứng với clofoctol hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
  • Đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Không nên sử dụng clofoctol khi bạn đang bị tiêu chảy.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Clofoctol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới clofoctol không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến clofoctol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Clofoctol. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/clofoctol#section=Top Ngày truy cập 01/11/2015

Clofoctol. http://www.mims.com/philippines/drug/info/clofoctol?mtype=generic Ngày truy cập 01/11/2015



Chuyên mục: Thông tin thuốc

Nguồn: hellobacsi.com

April 29, 2021 by admin Leave a Comment

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Recent Posts

  • TỔNG QUAN VỀ TIM MẠCH HỌC CAN THIỆP 2E
  • Đánh giá hiệu quả can thiệp làm giảm nguy cơ nhiễm HIV/STI trong nhóm phụ nữ bán dâm
  • TỔNG QUAN CÁC BỆNH ĐỘNG TĨNH MẠCH 2E
  • Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng trên những bệnh nhân HIV/AIDS tử vong tại Hà Nội năm 2010 – 2012
  • CỘNG HƯỞNG TỪ TIM VÀ CÁC MẠCH MÁU (
  • Đặc điểm dịch tễ học bệnh liên cầu lợn ở người tại Hải Phòng, 2010-2012
  • Nghiên cứu kết quả TESE và thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp TESE- ICSI tại bệnh viện Bưu Điện
  • MEYLER TÁC DỤNG PHỤ CỦA CÁC LOẠI THUỐC TIM MẠCH

Recent Comments

  • admin on Trắc Nghiệm Sản Khoa Có Đáp Án – ĐH Y Hà Nội
  • Cao Tuấn Vũ on Nhận xét các nguyên nhân đái dầm ở trẻ em
  • Hue on Trắc Nghiệm Sản Khoa Có Đáp Án – ĐH Y Hà Nội
  • admin on NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 2 TUỔI

Footer

Danh sách liên kết

Vinhomes Elites trung tâm môi giới bất động sản hàng đầu Việt Nam - Vinhomes the empire - Bảng giá liền kề Vinhomes The Empire - Biệt thự đảo Vinhomes The Empire - Biệt thự song lập Vinhomes The Empire - Biệt thự Vinhomes The Empire - Shophouse vinhomes the empire hưng yên
  • Home
  • Nghiên cứu chuyên sâu
  • Nghiên cứu cấp cơ sở
  • Bệnh lý
  • thông tin thuốc
  • Phác Đồ
  • Xét nghiệm