ĐA DẠNG CHÂN ĐỐT Y HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

ĐA DẠNG CHÂN ĐỐT Y HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

Các Vườn Quốc gia (VQG) và các Khu Bảo tồn thiên nhiên là những khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, nên khu hệ động thực vật còn khá phong phú, độ che phủ cao (trên 90%), độ ẩm trong đất hơn 80%, thuận lợi cho động vật chân đốt y học phát trỉển. Nhiêu nhóm chân đốt y học ở các Vườn quốc pia và khu Bảo tồn thiên nhiên nằm trong chuỗi thức ăn của một sô động vật có xương sông, đông thời ỉà vật ký sinh gây hại đối với con người và các nhóm động vật cần được bảo tồn như chim, thú, bò sát. Các chân đốt ký sinh gây bệnh làm cho vật chủ gầy yếu và có thể chết dần, hậu quả cuối cùng là dẫn đến sự suy giảm mật độ của vật chủ [7].

Do vậy, việc nghiên cứu đa dạng sinh học chân đốt y học tại các Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên là điều cần thiết. Kết quả nghiên cứu không chỉ cung cấp thông tin về đa dạng loài, đa dạng gen của một số loài mà còn chỉ ra những loài có vai trò dịch tễ, từ đó có biện pháp phong ngừa các bệnh do chúng lan truyền, nhầm góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, nhân dân địa phương và khách tham quan du lịch.

Được sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ, của ngành Khoa họ^Sự sống, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu đa dạng sinh học của các nhóm chân đốt y học tại Vườn Quốc gia Cúc Phương” trong năm 2006, nhằm đánh giá sự đa dạng sống của một số nhóm chân đốt y học và ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tò để nghiên cứu phân loại các loài đồng hình một số véc tơ sốt rét ở đây.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment