ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Luận văn chuyên khoa II ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN. Mù lòa là một gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và xã hội; không những làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động mà còn tăng nguy cơ các tai nạn, chấn thương…. Ước tính thiệt hại kinh tế toàn cầu do mù lòa năm 2000 là 42 tỷ USD, nếu không giảm được tỷ lệ mù lòa thì đến năm 2020 số thiệt hại này sẽ tăng lên 110 tỷ USD hàng năm [19], [35], [70].
Đục TTT là hiện tượng mờ đục của TTT ở bất kỳ mức độ nào; nguyên nhân phần lớn là do quá trình lão hóa, ngoài ra một số ít do các nguyên nhân khác như đục TTT bẩm sinh; đục TTT thứ phát sau một bệnh lý tại mắt hoặc toàn thân (Chấn thương mắt, đái tháo đường…). Hậu quả gây giảm thị lực và cuối cùng là mù lòa. Phương pháp điều trị duy nhất có hiệu quả là phẫu thuật [17], [19], [29].


Theo Tổ chức Y tế thế giới (2017), hiện nay trên thế giới có 253 triệu người bị giảm thị lực, trong đó 81% ở người từ 50 tuổi trở lên; 217 triệu người giảm thị lực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, trong đó 25% là do đục TTT chưa được phẫu thuật; 36 triệu người mù, trong đó 35% là do đục TTT chưa được phẫu thuật; như vậy còn khoảng 67 triệu người trên thế giới bị đục TTT chưa được phẫu thuật [72].
Ở Việt nam, hiện nay tỷ lệ mù 2 mắt do đục TTT chiếm 74% số người mù 2 mắt từ 50 tuổi trở lên. Tồn đọng đục TTT cần phẫu thuật trên toàn quốc là 2.400.000 mắt; chất lượng phẫu thuật còn thấp, kết quả tốt và khá chỉ đạt 60%. (Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ này phải đạt > 85%, và > 90% ở một số nước). Như vậy để đạt được mục tiêu của Sáng kiến “Thị giác 2020”, giảm tỷ lệ mù lòa; Việt Nam không những phải đẩy mạnh số mổ/1 triệu dân (Chỉ số CSR) đạt 3000 ca/1triệu dân/năm, đồng thời phải nâng cao chất lượng phẫu thuật [14], [71].2
Tỉnh Thái Nguyên có 9 huyện (thành phố), 180 xã (phường); Dân số 1.246.580 người, trong đó 43,7% dân số sinh sống ở 5 huyện miền núi và vùng cao, với trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế xã hội còn nghèo và lạc hậu. Người dân tộc thiểu số chiếm 27%. Cùng với sự già hóa dân số của cả nước, Thái Nguyên hiện có 130.568 người trên 50 tuổi (chiếm 10,5%) [2].
Với nhiệm vụ thực hiện công tác phòng chống mù lòa trên địa bàn tỉnh [31]. Trong những năm qua Bệnh viện Mắt Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện mục tiêu “Thị giác 2020” [25], nhằm giảm tỷ lệ mù lòa trong cộng đồng NCT của tỉnh Thái Nguyên. Với đánh giá cho rằng: Tỷ lệ đục TTT ở NCT tại tỉnh Thái Nguyên là khá cao; số lượng NCT bị mù do đục TTT chưa được phẫuthuật là rất lớn; từ năm 2013, hàng năm Bệnh viện Mắt thực hiện khám sàng lọc, phẫu thuật đục TTT cho NCT ở 180 xã (phường) trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm đạt chỉ số CSR (3.750 ca/năm), nhưng trung bình hàng năm chỉ phẫu thuật được 1800 ca [6], [19].
Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là: Thực trạng bệnh đục TTT ở NCT tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao? Chất lượng phẫu thuật ở mức mức độ nào? Đâu là nguyên nhân làm cho chỉ số CSR của tỉnh Thái Nguyên thấp? Với mong muốn giải quyết những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh và đánh giá kết quả phẫu thuật phaco ở người trên 50 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên, năm 2016.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco ở người trên 50 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên

MUC LUC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN……………………………………………………………………………………………………………………………………. 3
1.1. Lịch sử và đại cương bệnh đục thể thủy tinh…………………………………………………………………….. 3
1.2. Giải phẫu, sinh lý và sinh hóa của thể thủy tinh…………………………………………………………….. 4
1.3. Bệnh đục thể thủy tinh………………………………………………………………………………………………………………………………… 7
1.4. Dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh……………………………………………………………………………………………….. 12
1.5. Phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp phaco………………………………………….. 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………. 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………………………………………………….. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………………………………….. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………………………………………………….. 30
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………….. 35
2.5. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu……………………………………………………………………………………….. 37
2.6. Thực hiện nội dung và thu thập số liệu cho nghiên cứu………………………………………… 43
2.7. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………………………… 45
2.8. Xử lý số liệu…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 47
2.9. Khống chế sai số trong nghiên cứu………………………………………………………………………………………………. 48
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………………………………….. 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………………. 50
3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi……………. 50
3.2. Can thiệp lâm sàng bằng phẫu thuật phaco………………………………………………………………………….. 67
Chương 4. BAN LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………………………. 82
4.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi……………. 82
4.2. Đánh giá kết quả can thiệp lâm sàng bằng phẫu thuật phaco………………………….. 89
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 93
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………………………………………………………….
PHU LUC ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

DANH MUC HÌNH
Hình 1.1. Hình thể và vị trí của thể thủy tinh…………………………………………………………………………. 4
Hình 1.2. Cấu trúc của thể thủy tinh………………………………………………………………………………………………… 5
Hình 1.3. Mắt bị đục thể thủy tinh……………………………………………………………………………………………………… 7
Hình 1.4. Đục thể thủy tinh dưới bao sau…………………………………………………………………………………… 9
Hình 1.5. Đục thể thủy tinh toàn bộ………………………………………………………………………………………………….. 9
Hình 1.6. Đặt thể thủy tinh nhân tạo………………………………………………………………………………………………… 10
Hình 1.7. Đường rạch một mặt phẳng và đường rạch hình bậc thang………… 26
Hình 1.8. Kỹ thuật xé bao hình tròn liên tục…………………………………………………………………………… 26
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………………………….. 4

DANH MUC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả chọn cỡ mẫu đơn vị nghiên cứu…………………………………………………………. 33
Bảng 2.2. Phân loại mức độ tổn thương thị lực và mù lòa……………………………………….. 38
Bảng 2.3. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về chỉ số CSR……………………… 38
Bảng 2.4. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về kết quả thị lực sau
phẫu thuật…………………………………………………………………………………………………………………………………….. 39
Bảng 2.5. Phân loại độ cứng của thể thủy tinh đục………………………………………………………….. 40
Bảng 2.6. Phân loại đánh giá mức độ thị lực…………………………………………………………………………… 40
Bảng 2.7. Phân loại đánh giá mức độ khúc xạ cần điều chỉnh…………………………….. 41
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………….. 50
Bảng 3.2. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên. 51
Bảng 3.3. Đục thể thủy tinh theo tuổi và mối liên quan……………………………………………… 52
Bảng 3.4. Đục thể thủy tinh theo giới, dân tộc, nghề nghiệp và mối liên quan… 53
Bảng 3.5. Đục thể thủy tinh ở 1 mắt và 2 mắt theo tuổi, giới, nghề nghiệp,
dân tộc…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
54
Bảng 3.6. Phân bố hình thái đục thể thủy tinh………………………………………………………………………. 56
Bảng 3.7. Hình thái đục thể thủy tinh theo độ tuổi…………………………………………………………… 57
Bảng 3.8. Hình thái đục thể thủy tinh theo dân tộc………………………………………………………….. 57
Bảng 3.9. Hình thái đục thể thủy tinh theo nghề nghiệp……………………………………………. 58
Bảng 3.10. Hình thái đục thể thủy tinh theo giới tính…………………………………………………… 59
Bảng 3.11. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo tuổi… …………………………………………. 61
Bảng 3.12. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo giới…………………………………………….. 62
Bảng 3.13. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo dân tộc……………………………………. 63
Bảng 3.14. Mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo nghề nghiệp……………………… 64
Bảng 3.15. Tiền sử bệnh mắt liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh.. …………… 65
Bảng 3.16. Tiền sử bệnh toàn thân liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh 65
Bảng 3.17. Tiền sử dùng thuốc steroit liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh. 66Bảng 3.18. Một số thói quen có hại liên quan đến bệnh đục thể thủy tinh… ….. 66
Bảng 3.19. Thông tin chung của bệnh nhân phẫu thuật đục thể thủy tinh 67
Bảng 3.20. Phân bố mắt phẫu thuật theo tuổi, giới, dân tộc và nghề nghiệp… 68
Bảng 3.21. Hình thái, mức độ đục và thị lực của mắt trước phẫu thuật……. 70
Bảng 3.22. Tiền sử bệnh toàn thân của bệnh nhân……………………………………………………………. 72
Bảng 3.23. Các biến chứng trong và sau phẫu thuật………………………………………………………. 73
Bảng 3.24. Tình trạng nhãn áp của mắt sau phẫu thuật ………………………………………………. 73
Bảng 3.25. Tình trạng giác mạc của mắt sau phẫu thuật……………………………………………. 74
Bảng 3.26. Tình trạng đồng tử của mắt sau phẫu thuật……………………………………………….. 75
Bảng 3.27. Tình trạng khúc xạ của mắt sau phẫu thuật ………………………………………………. 76
Bảng 3.28. Tình trạng nhãn cầu của mắt sau phẫu thuật……………………………………………. 76
Bảng 3.29. Các hiện tượng không mong muốn của mắt sau phẫu thuật…… 77
Bảng 3.30. Kết quả thị lực của mắt sau phẫu thuật………………………………………………………….. 78
Bảng 3.31. Đánh giá kết quả phẫu thuật………………………………………………………………………………………. 80
Bảng 3.32. Kết quả phẫu thuật theo mức độ đục của thể thủy tinh………………… 81DANH MUC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đục thể thủy tinh theo mức độ thị lực ………………………………………………… 52
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đục thể thủy tinh theo tuổi……………………………………………………………………………….. 53
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở 2 mắt theo tuổi………………………………………………………… 55
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở 2 mắt theo giới………………………………………………………… 55
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đục thể thủy tinh ở 2 mắt theo nghề nghiệp…………………………………. 56
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hình thái đục toàn bộ theo tuổi, dân tộc và nghề nghiệp 58
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hình thái đục toàn bộ và đục dưới bao sau theo giới………….. 59
Biểu đồ 3.8. Phân bố mức độ đục thể thủy tinh của mắt……………………………………………………. 60
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ đục thể thủy tinh mức độ V ở độ tuổi trên 60…………………………….. 61
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ các mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo giới…………………… 62
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ các mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo dân tộc…………. 63
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các mức độ đục thể thủy tinh của mắt theo nghề nghiệp 64
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân đi phẫu thuật………………………………………………………………………………….. 69
Biểu đồ 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân đồng ý phẫu thuật mắt thứ 2………………………………………… 69
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ các mức độ thị lực của mắt trước phẫu thuật…………………………… 71
Biểu đồ 3.16. Tỷ lê các mức độ đục thể thủy tinh của mắt trước phẫu thuật 71
Biểu đồ 3.17. So sánh kết quả thị lực trước và sau phẫu thuật……………………………………. 79
Biểu đồ 3.18. Kết quả phẫu thuật tốt và khá theo mức độ đục thể thuỷ tinh 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

1. Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế (2016), Báo cáo kết quả điều tra quốc gia đánh giá nhanh các bệnh gây mù có thể phòng tránh (RAAB) năm 2015, Bộ Y tế, Hà Nội.
2. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
3. Dương Quốc Cường và Trần Thị Phương Thu (2004), “Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco ở bệnh nhân đục thủy tinh thể già tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,
8(1), tr. 134-137.
4. Phan Dẫn (2004), Nhãn khoa giản yếu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Dương Diệu (2003), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đục thể thủy tinh và hiệu quả biện pháp mổ đục thể thủy tinh tại cộng đổng tỉnh An Giang, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Dũng và cộng sự (2013), Chăm sóc mắt cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Trần Phạm Duy và Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), “Phẫu thuật tán
nhuyễn thủy tinh thể nâu đen bằng Phaco xoay với kỹ thuật chẻ quanh
lõi nhân cứng”, Tạp chí Y học thực hành, 857(1), tr. 71 – 74.
8. Frank, H. N (2007), Atlas Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Vũ Mạnh Hà (2010), “Nghiên cứu đề tài triển khai phẫu thuật đục thể
thủy tinh bằng phương pháp Phaco tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Giang”, Tạp chí Y học thực hành, 727(7), tr. 4 – 9.
10. Vũ Mạnh Hà (2014), Nghiên cứu phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng hai
phương pháp Phaco và đường rạch nhỏ tại tỉnh Hà Giang, Luận án
tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.11. Vũ Mạnh Hà., Phạm Trọng Văn., và Nguyễn Thị Thu Yên (2013),
“Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật đục thủy tinh thể ở tỉnh Hà
Giang”, Tạp chí Y học thực hành, 886(11), tr. 38 – 43.
12. Đỗ Hàm (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y
học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
13. Lê Minh Hạnh (2015), Đục thể thủy tinh nghề nghiệp do tiếp xúc bức
xạ ion hóa, bức xạ không ion hóa và biện pháp phòng chống, Bộ Y Tế
Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường, accessed, from
http://nioeh.org.vn/tin-tuc/duc-the-thuy-tinh-nghe-nghiep-do-tiep-xucbuc-xa-ion-hoa-buc-xa-khong-ion-hoa-va-bien-phap-phong-chong-
1484636468.
14. Nguyễn Xuân Hiệp (2016), Công tác phòng chống mù lòa năm 2015 –
2016 phương hướng hoạt động năm 2017, Kỷ yếu hội nghị ngành Nhãn
khoa Việt Nam 2016, Cần Thơ.
15. Đàm Khải Hoàn (2016), Bài giảng Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng,
Thái Nguyên.
16. Đàm Khải Hoàn (2016), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kết hợp,
Thái Nguyên.
17. Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (1996), Bệnh đục thủy tinh thể, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
18. Đỗ Như Hơn (2012), Bài giảng đục thể thủy tinh, Trường đại học y Hà
Nội.
19. Đỗ Như Hơn (2012), Nhãn khoa (Giáo trình sau đại học), Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
20. Nguyễn Hữu Lê, Nguyễn Hữu Dũng, và Bùi Đình Long (2013),
“Nghiên cứu tỉ lệ mù lòa do đục thể thủy tinh và độ bao phủ phẫu thuật
tại tỉnh Nghệ An năm 2012″, Tạp chí Y tế công cộng, 6(28), tr. 58 – 62.21. Cù Nhân Nại., Hà Huy Tài., Nguyễn Chí Dũng và cộng sự (1996),
Điều tra dịch tễ học và một số bệnh mắt, Bộ Y tế – Viện mắt.
22. Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự (2005), Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Trần Thị Phương Thu (2009), “Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco tại
khoa Bán công – Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 30 – 33.
24. Trần Thị Phương Thu và Nguyễn Đỗ Nguyên (2007), “Nghiên cứu
phẫu thuật đục thủy tinh thể nâu đen bằng phương pháp Phaco “chop”
cải biên”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(1), tr. 233 – 239.
25. Thủ tướng Chính (2016), Quyết định Phê duyệt chiến lược quốc gia
Phòng chống mù lòa đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
26. Lê Anh Triết và Lê Thị Kim Châu(1997), Quang học lâm sàng và khúc xạ
mắt, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Hoàng Năng Trọng và Vũ Phong Túc(2013), “Thực trạng bệnh đục thể
thủy tinh ở người cao tuổi tại 4 huyện (thành) phố thuộc tỉnh Quảng
Ninh năm 2011″, Tạp chí Y học thực hành, 870(5), tr. 86 – 88.
28. Lê Minh Trường và Nguyễn Hữu Chức(2011), “Nghiên cứu ứng dụng
kỹ thuật Phaco one chop trong phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng
phương pháp nhũ tương hóa (Phacoemulsification)”, Tạp chí Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), tr. 358 – 361.
29. Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2010), Nhãn khoa
lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Trường Đại học Y Hà Nội (1998), Thực hành nhãn khoa, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên(2004), Quyết định thành lập Bệnh
viện Mắt thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
32. WHO (1994), Chiến lược phòng chống mù lòa trong các chương trình
quốc gia, Hà Nội.33. WHO (1994), Điều trị bệnh đục thể thủy tinh trong công tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu, Hà Nội

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment