ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU BỤNG MẠN TÍNH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2021

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU BỤNG MẠN TÍNH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2021

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU BỤNG MẠN TÍNH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2021
Trần Thị Kiều Anh1, Nguyễn Văn Tuấn1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh đau bụng mạn tính trẻ em tại Bệnh viện trường ĐHYK Vinh năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích ca bệnh. Kết quả: Nghiên cứu trên 189 bệnh nhi đau bụng mạn tính chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,38/1. Tiền sử gia đình bị viêm dạ dày – tá tràng là 15,87%, viêm đại tràng 13,76%;  viêm mũi dị ứng 6,35%, mày đay chiếm 4,23%. 16,40% trẻ có cơn đau bụng thức giấc buổi tối, 10,05% sụt cân không rõ nguyên nhân. Đau bụng do tổn thương chức năng là 31,00% , 1,06% Migraine bụng, 65,08% trưởng hợp (41/63 trẻ) có tổn thương nội soi dạ dày. Kết quả điện não đồ với 35,71% trẻ có tổn thương trên điện não đồ (5/14). 10,05% trẻ điều trị bằng can thiệp tâm lý. Phương pháp điều trị dùng thuốc bao gồm kháng sinh, nhuận tràng, chống co thắt, chống trào ngược, kháng histamin. Tỷ lệ khỏi bệnh 78,84%; 21,16% trẻ bệnh còn tái diễn. Kết luận: Đau bụng mạn tính ở trẻ em có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với biểu hiện chung là đau bụng trẻ còn có kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như nôn, tiêu chảy, táo bón và thức giấc nửa đêm,… Điều trị bằng dùng thuốc kết hợp với các biện pháp như thay đổi chế độ ăn, bổ sung probiotic. Tuy nhiên biện pháp can thiệp tâm lý vẫn chưa được áp dụng nhiều.

Đau  bụng  mạn  tính  đại  diện  cho  một  tình trạng bệnh mạn tính không nghiêm trọng, không liên quan đến một bệnh lý được xác định đúng về đường tiêu hóa và được đặc trưng bởi đau bụng từng cơn kèm theo nhiều triệu chứng bao gồm căng tức, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, mệt mỏi và cảm giác không vui [1]. Đau bụng mạn tính xảy ra bất kỳ lứa tuổi nào. Khoảng 10% trẻ em cần được đánh giá với tình trạng đau bụng tái phát. Gần như tất cả các bệnh nhân đau bụng mạn tính đều đã được đánh giá trước đó nhưng không có chẩn đoán rõ ràng sau khi đã khai thác tiền sử, khám thực thể và làm một số xét nghiệm cơ bản [2]. Một số nghiên cứu cũng đưa ra những con số thống kê đáng quan tâm cho thấy mối liên quangiữa đau bụng mạn với các sang chấn tâm lý ở trẻ trong gia đình, nhà trường ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong đó, 59% tỷ lệ sang  chấn  tâm  lý  ở  trẻ  gây  đau  bụng  mạn nguyên nhân do cha mẹ la rầy; 21% do cha mẹ hoặc  người  thân  mất;  12%  do  cha mẹ  không sống chung và 13% tình trạng sức khỏe của trẻ bệnh nặng, 7% phải nhập viện điều trị [3].Khoa Nhi Bệnh viện trường ĐHYK Vinh trong những năm đã điều trị nhiều trẻ được chẩn đoán đau bụng mạn. Yêu cầu đặt ra lúc này là đánh giá được đặc điểm dịch tễ học cũng như hiệu quả  điều  trị  nhằm  nâng  cao  chất  lượng  khám chữa bệnh. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học,lâm sàng, cận lâm sàng và kếtquả điều trị bệnh đau bụng mạn tính ở trẻ em tại Bệnh viện trường ĐHYK Vinh năm 2021.

https://thuvieny.com/dac-diem-dich-te-hoc-lam-sang-can-lam-sang-va-ket-qua-dieu-tri-benh-dau-bung-man-tinh-tre-em/

Leave a Comment