ĐẶC ĐIỂM HẬU COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2021

ĐẶC ĐIỂM HẬU COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2021

ĐẶC ĐIỂM HẬU COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2021
Nguyễn Ngọc Như Khuê1, Vũ Thị Quỳnh Hậu2, Nguyễn Anh Khoa3, Lê Phúc4, Nguyễn Hữu Huyên5
1 Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột
2 Trung Tâm Y tế Thành phố Buôn Ma Thuột
3 Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên
4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
5 Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu, chúng tôi đã khảo sát 401 bệnh nhân. Kết luận: Giới tính tương đương nhau. Độ tuổi trung bình là 36,1 ± 13,8 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 50,4% và Ê Đê chiếm 39,9%. Trình độ học vấn chủ yếu từ cấp 2 trở lên. 53,6% là nông dân và 82,8% người ở khu vực nông thôn. Có 28,2% thừa cân, béo phì và 19,2% đang hút thuốc lá. Có 7,7% bệnh nhân mắc bệnh nền. 71,1% chưa tiêm vắc xin. Có 81,3% mức độ bệnh tại thời điểm chẩn đoán COVID-19 không có triệu chứng và mức độ nhẹ. 8,2% bệnh nhân khi mắc bệnh COVID-19 được sử dụng thuốc kháng vi rút. Có 11,2% bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh bị tái dương tính. 61,3% có triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19. 5 triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19 thường gặp nhất là mệt mỏi (36,7%), đau cơ (21,7%), ho (19,2%), đau đầu (18,5%) và mất ngủ (17,5%). Đánh giá theo EQ-5D-5L có gặp khó khăn: 8,5% đi lại, 3,2% tự chăm sóc, 8,7% sinh hoạt thường lệ, 13% đau, khó chịu và 14,2% gặp lo lắng, u sầu. Điểm chất lượng cuộc sống hậu COVID-19 là 0,961 ± 0,086 và tự đánh giá sức khỏe là 93,2 ± 8,7 điểm. Dân tộc, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, mức độ bệnh tại thời điểm chẩn đoán, sử dụng thuốc kháng vi rút, bệnh nền có liên quan đến các triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19. Giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc lá và tiêm vắc xin không có liên quan đến các triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19. Có mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống, tự đánh giá sức khỏe với các triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19 (p < 0,001).

Tình  trạng  hậu  COVID-19  xảy  ra  ở  những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắcCOVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích các nguyên nhân gây bệnh khác ngoài COVID-19. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe con người  bịsuy giảm kéo dài, tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống,  công việc hằng ngày của người bị mắc  COVID-19. Họ có thể bị ảnh  hưởng nhiều đến sức khỏe tâm thần,  thể  chất  và  có  thể  để  lại  những  “gánh nặng” sau này cho bản thân, gia đình và xã hội [1]. Tính đến ngày 20/11/2021, tỉnh Đắk Lắk đã có  6.699  trường  hợp  mắc  COVID-19  và  đã  có 4.158  trường  hợp  điều  trị  khỏi  bệnh [2]. Hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 ã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Các kết quả  nghiên cứu cho thấy có 2% -63% người bệnh  có  thể  gặp  triệu  chứng  lâm  sàng  hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện [3]. Ở Việt Nam hiện có hơn 9,4 triệu ca mắc COVID-19, chiếm gần 9,5% dân số.Trong số đó, nhiều bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID-19 với các triệu chứng phổ biến là mệt mỏi, khó thở, giảm tập trung, rối loạn giấc ngủ thậm chí rối loạn nhận thức…Tại Đắk Lắk chưa có nghiên cứu nào  về  những đặc  điểm  hậu  COVID-19 nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm hậu COVID-19 tại Đắk Lắk, năm 2021”với mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ mắc các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân hậu COVID-19; (2) Mô tả tỷ lệ một số yếu tố liên quan với các triệu chứng lâm sàng hậu COVID-19.

ĐẶC ĐIỂM HẬU COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2021

Leave a Comment