ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN BETA THALASSEMIA CÓ GIẢM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN BETA THALASSEMIA CÓ GIẢM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN BETA THALASSEMIA CÓ GIẢM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Phạm Ngọc Linh1, Nguyễn Ngọc Hà1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân Thalasamie có giảm phân suất tống máu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được tiến hành trên 67 NB điều trị tại khoa HHLS Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 1/2021 đến 1/2022. Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều được tiến hành khám lâm sàng kỹ theo mẫu nghiên cứu, được làm siêu âm và xét nghiệm đầy đủ về huyết học. Kết quả: Nữ nhiều hơn nam; Đa số người bệnh là dân tộc ít người (71,6%); Lứa tuổi <15 chiếm tỷ lệ cao nhất (50,7%), tuổi chẩn đoán bệnh của nhóm bệnh là 2(±2) thấp hơn nhóm chứng. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là: hoa mắt, chóng mặt (41%) và mệt mỏi (40%). Xét nghiệm cho thấy: Lượng Hb trung bình, Bil TT & TP trung bình, SGOT trung bình, của nhóm bệnh nhân có giảm phân suất tống máu thấp hơn nhóm chứng. Các chỉ số siêu âm của nhóm bệnh cũng thấp hơn nhóm chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi chuẩn đoán bệnh trung bình, tần suất truyền máu trung bình ≥5 lần/năm của nhóm bệnh nhân thalassamie có giảm phân suất tống máu với nhóm chứng (p<0,05); Chỉ số EF trung bình (53.16±1.12), FS trung bình (31.16±2.46) đánh giá chức năng tâm thu thất trái của nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng, với p<0,05; Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm BN có lượng Ferritin trong máu ≥ 2500ng/ml của nhóm bệnh và nhóm chứng, với giá trị p < 0,05.

Thalassemia  là  một  hội  chứng  bệnh hemoglobin  di  truyền  (bệnh  Hb),  nguyên  nhân do  thiếu  hụt  tổng  hợp  một  hay nhiều  chuỗi polypeptide trong globin của Hemoglobin. Bệnh gây ra tình trạng tan máu, thiếu máu và gây ứ sắt thâm nhiễm các cơ quan làm rối loạn chức năng  ở  các  cơ  quan  như:  quá  tải  sắt,  nhiễm trùng, bất thường cấu trúc xương, cường lách, chậm  phát  triển  thể  chất,  đặc  biệt  là  gây  tổn thương trên tim [9]. Biến chứng của bệnh beta thalassamie lên tim là một trong những nguyên nhân chính, chiếm tới 70% các nguyên nhân gây tử  vong  cho  bệnh  nhân  thalassemia,  trong  đó biểu hiện giảm co bóp tim là một trong những biến chứng nặng về tim hay gặp [6]. Trên  lâm sàng  việc  phát  hiện  sớm  những  trường  hợp thalassemia có biến chứng tim mạch, kể cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng, sẽ giúp các bác sĩ có chiến lược điều trị sớm và tích cực, làm chậm quá trình tiến triển đến nặng, kéo dài thời gian sống  cho  bệnh  nhân.Siêu  âm  Doppler  là  một phương pháp an toàn, đơn giản và hữu ích để theo   dõi cho  những  bệnh  nhân  bị beta thalassemia thể nặngcó biến chứng tim mạch, nhất  là  ở  những  nước  có  tỷ  lệ  mắc  bệnh thalassemia cao[8]. Bệnhviện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện lớn ở khu vực miền núi phía Bắc, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh Thalassemia có xu  hướng  gia  tăng  [4]. Việc sử  dụng  siêu  âm trong kiểm tra và theo dõi các biến chứng về tim mạchvới bệnh nhân thalassemia đang được thực hiệntại Bệnh  viện  Trung  ương  Thái  Nguyên,nhưng chưa được được làm thường quy.Vì vậy nhóm NC tiến hành đề tài nghiên cứu “Đặc điểm lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  của  bệnh  nhân  beta thalassemia  có  giảm  phân  suất  tống  máu  trên siêu âm doppler tim”với các mục tiêu sau: (1). Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân beta thalassemia có giảm phân suất tống máu trên siêu âm doppler timđiều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.(2). Phân tích mối liên quan giữa giảm phân suất tống máu vớimột số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân beta thalassemia

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh Thalassamie, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tài liệu tham khảo
1. Mã Phương Hạnh.., (2009). “Đặc điểm bệnh nhân thalassemia thể nặng có ứ sắt tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”, Tạp chí y học tp HCM, phụ bản tập 13 số 1, chuyên đề Nhi khoa, tr.167-173. 
2. Nguyễn Việt Hà và cộng sự. (2017),”Biến đổi tim mạch ở bệnh nhân beta – thalassemia tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng”, Tạp chí nhi khoa, 10(2), p.45-49. 
3. Phạm Ngọc Linh (2021), “Biến đổi hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân beta thalassemia điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược Thái Nguyên. 
4. Phan Hùng Việt (2016), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm bệnh Thalassemia ở trẻ em tại khoa nhi Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế, 6(5). 
5. Borgna-Pignatti C., Rugolotto S., et al (2004), “Survival and complications in patients with thalassemia major treated with transfusion and deferoxamine”, Haematologica, p.1187-1193. 
6. Bosi G, Crepaz R, Gamberini MR, et al (2003), “Left ventricular remodelling, and systolic and diastolic function in young adults with β thalassaemia major: a Doppler echocardiographic assessment and correlation with haematological data”, Heart, p.762-766. 
7. Davis BA, O’Sullivan C, Jarritt PH, Porter JB (2004), “Value of sequential monitoring of left ventricular ejection fraction in the management of thalassemia major”, Blood, p.263-269. 
8. Noori NM, Mehralizadeh S (2010), “Echocardiographic evaluation of systolic and diastolic heart function in patients suffering from beta-thalassemia major aged 5-10 years at the Zahedan Research Center for Children and Adolescent Health”, Anadolu Kardiyol Derg AKD Anatol J Cardiol, 150-153 
9. Thalassemia Internation Federation annual report (2013). 

https://thuvieny.com/dac-diem-lam-sang-can-lam-sang-cua-benh-nhan-beta-thalassemia-co-giam-phan-suat-tong-mau-tren-sieu-am-doppler-tim/

Leave a Comment