ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ MANG CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ MANG CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ MANG CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nguyễn Đức Phúc1, Nguyễn Văn Thủy1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu:. Rắn hổ mang cắn gây bệnh cảnh đa dạng, nặng nề và dễ tử vong hoặc di chứng hoặc tàn phế. Mục tiêu nghiên cứu xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tại bệnh viện HNĐK Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn từ tháng 01 – 9/2021. Kết quả: 2 loài rắn hổ mang cắn đã gặp: N.astra (13,3%), N.kaouthia (86,7%). Các tổn thương thường gặp bao gồm sưng nề (93,3%) và hoại tử (66,7%). CK tăng ở hầu hết các bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn với giá trị trung bình là 1023,7±926,5mmol/l, cao nhất là 4875mmol/l, thấp nhất là 196mml/l. Kết luận: Triệu chứng âm sàng rắn hổ mang cắn hay gặp là sưng nề và hoại tử, cận lâm sàng là tăng men CK.

Rắn độccắn là một cấp cứu nội khoa thường gặp nước ta và trên toàn thế giới, người bị rắn cắn có tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề [1]. Rắn độc được phân thành các họ, giống và loài khác nhau, mỗi loại rắn độc gây ra các bệnh cảnh  nhiễm  độc  khác  nhau.  Ở  miền  Bắc  Việt Nam  gặp  chủ  yếu  loài  Naja  astra,  trong  khi  ở miền Nam gặp chủ yếu các loài Naja kaouthia, Naja  siamensis  [2].  Độc  tính  giữa  các  loài  này cũng khác nhau trên lâm sàng. Rắn hổ mang cắn gây bệnh cảnh đa dạng, nặng nề và dễ tử vong hoặc  di  chứng  hoặc  tàn  phế.  Vì  vậy  chúng  tôi tiến  hành  nghiên  cứu  này  nhằm  mục  tiêu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An”.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ MANG CẮN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Leave a Comment