ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THỦNG RUỘT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THỦNG RUỘT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THỦNG RUỘT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hoàng Thị Hồng Nhung1, Phạm Duy Hiền2, Nguyễn Thị Quỳnh Nga1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thủng ruột ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 30 trẻ sơ sinh được chẩn đoán xác định thủng ruột trong quá trình phẫu thuật hoặc trên kết quả giải phẫu bệnh tại Bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 5/2021 đến tháng 3/2022. Dữ liệu được thu thập từ bệnh nhân bao gồm đặc điểm chung, đánh giá các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. Kết quả: Thủng ruột chủ yếu gặp ở nhóm trẻ đẻ non nhẹ cân 70%, với tỷ lệ nam: nữ 2:1. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là bụng chướng, dịch dạ dày bẩn 100%. Nề thành bụng, sưng vùng bẹn bìu, chậm phân su lần lượt 25%, 5%, 5%. 60% trẻ được xác định có khí tự do ổ bụng trên phim chụp Xquang không chuẩn bị. 56.7% trẻ siêu âm có hình ảnh dịch đục ổ bụng. Nguyên nhân chủ yếu gây thủng ruột là viêm ruột hoại tử 40%. Vị trí thủng phổ biến nhất tại hồi tràng 36.67%. Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của thủng ruột sơ sinh thường không đặc hiệu, chủ yếu là các triệu chứng đường tiêu hóa như chướng bụng, dịch dạ dày bẩn. Trẻ nghi ngờ thủng ruột nên được chỉ định sớm chụp Xquang và siêu âm ổ bụng. Hình ảnh khí tự do và dịch đục ổ bụng là triệu chứng cận lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán nhưng tỷ lệ dương tính vẫn còn thấp. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp giảm thiểu biến chứng và tỷ lệ tử vong.

 

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THỦNG RUỘT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Leave a Comment