ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUY CƠ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐỘT QUỴ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUY CƠ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐỘT QUỴ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUY CƠ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐỘT QUỴ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO
Đặng Phúc Đức1, Đỗ Đức Thuần1, Đặng Minh Đức1, Phạm Mạnh Cường1
Nguyễn Giang Hòa1, Đỗ Quốc Thịnh1, Phạm Quốc Huy1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi liên quan đến đột quỵ (Stroke-associated pneumonia – SAP) ở BN đột quỵ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 892 BN nhập viện sau 5 ngày đột quỵ. Kết quả: Tỷ lệ mắc SAP 13,8%. Một số yếu tố nguy cơ chính gây SAP là: thông khí cơ học (mechanical ventilation – MV) có OR = 16,3 (p < 0,01); thang đo đột quỵ NIHSS (Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ – National Institutes of Health Stroke Scale) > 15 (OR = 9,1; p < 0,01); test sàng lọc nuốt (Gugging Swallowing Screen – GUSS) < 15(OR = 11,7; p < 0,01). GUSS có giá trị dự đoán tốt cho rủi ro SAP (AUC = 85,8%). Kết luận: SAP là biến chứng thường gặp. Chúng tôi đã xác định được một số yếu tố nguy cơ của SAP,đặc biệt là đột quỵ mức độ nặng (NIHSS > 15), rối loạn nuốt (GUSS < 15) và thở máy. Đáng chú ý, GUSS có thể được sử dụng tốt để dự đoán rủi ro của SAP.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao. Độtquỵ đứng thứ hai trong 10 nguyên nhânhàng đầu gây tử vong và tàn phế. TheoFeigin (2017), tỷ lệ tàn phế và tử vong do đột quỵ trong tổng số nguyên nhân do tấtcả các bệnh đã tăng từ 3,5% (năm 1990) lên 4,6% (năm 2013). Trong tất cả các biến chứng sau đột quỵ, SAP được coi là biến chứng khá phổ biến và tác động xấu đến dự hậu BN (Teh W.H., 2018). SAP có
liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong, kéo dàithời gian nằm viện và kết quả hồi phục kém khi xuất viện (Teh W.H., 2018). Dovậy, cần xác định sớm khả năng mắcSAP để tiên lượng sớm và cải thiện chấtlượng điều trị SAP. Mặc dù đã có nhiềunghiên cứu về các yếu tố nguy cơ mắcSAP được tiến hành, nhưng kết quảkhông nhất quán. Hiện không có nghiêncứu nào về chủ đề này ở Việt Nam. Vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:Xác định các yếu tố nguy cơ SAP ở BNđột quỵ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUY CƠ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐỘT QUỴ Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

Leave a Comment