Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm helicobacterpylori

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm helicobacterpylori

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm helicobacterpylori
Nguyễn Hữu Hiếu1, Nguyễn Thị Việt Hà2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em ngày càng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 151 trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 9,6 ± 2,5, tỷ lệ trẻ trai/gái là 4,6:1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau bụng (84,1%), thiếu máu (69,5%) và xuất huyết tiêu hóa (56,3%). Kết quả nội soi thấy loét tá tràng chiếm chủ yếu 93,4%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trên giải phẫu bệnh là 74,2%. 98,7% trẻ bị kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh với tỷ lệ kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin và tetracycline lần lượt là 88,7%; 96,7%; 30,5%; 9,9% và 0%. Đa kháng kháng sinh chiếm 90,7%, trong đó kháng đồng thời amoxicillin và clarithromycin chiếm 55,0%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori là đau bụng, thiếu máu và xuất huyết tiêu hóa, loét hành tá tràng là vị trí hay gặp nhất. Tỷ lệ kháng kháng sinh cao gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em.

Nhiễm Helicobacter  pylori  (H.  pylori) được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.1 – 3 Ở Việt Nam, H. pyloriđược tìm thấy trong trong loét tá tràng > 95% và loét dạ dày > 75%.4 Việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm H.  pylori hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn do H. pylori kháng với một số kháng sinh thường dùng với tỷ lệ cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hà trên trẻ em bị viêm loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ kháng thuốc tiên phát của H.  pylori với clarithromycin, metronidazole và amoxicillin lần lượt là 50,9%, 65,3% và 0,5%5. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA TRẺ EM BỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CÓ NHIỄM HELICOBACTER PYLORINguyễn Hữu Hiếu1 và Nguyễn Thị Việt Hà2, 1 Bệnh viện Bạch Mai2 Trường Đại học Y Hà NộiĐiều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em ngày càng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 151 trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 9,6 ± 2,5, tỷ lệ trẻ trai/gái là 4,6:1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau bụng (84,1%), thiếu máu (69,5%) và xuất huyết tiêu hóa (56,3%). Kết quả nội soi thấy loét tá tràng chiếm chủ yếu 93,4%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trên giải phẫu bệnh là 74,2%. 98,7% trẻ bị kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh với tỷ lệ kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin và tetracycline lần lượt là 88,7%; 96,7%; 30,5%; 9,9% và 0%. Đa kháng kháng sinh chiếm 90,7%, trong đó kháng đồng thời amoxicillin và clarithromycin chiếm 55,0%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori là đau bụng, thiếu máu và xuất huyết tiêu hóa, loét hành tá tràng là vị trí hay gặp nhất. Tỷ lệ kháng kháng sinh cao gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em.Từ khóa: Kháng kháng sinh, loét dạ dày tá tràng, trẻ em, Helicobacter pyloriI. ĐẶT VẤN ĐỀNghiên cứu của Tăng Lê Châu Ngọc năm 2019 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng cho thấy kháng clarithromycin  và  amoxicillin  chiếm  tỷ  lệ  cao (95,3% và 50,5%).6 Hiệu quả của phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pyloricòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian diễn biến bệnh, mức độ viêm loét dạ dày tá tràng, việc sử dụng kháng sinh trước khi được chẩn đoán, việc tuân thủ phác đồ…5,6 Trước thực trạng H. pylori kháng kháng sinh được dự đoán ngày càng tăng cao, các yếu tố liên quan cũng dần càng phức tạp, với mong muốn có thêm những bằng chứng để góp phần điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được hiệu quả hơn, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 – 2021.

https://thuvieny.com/tinh-trang-khang-khang-sinh-cua-tre-em-bi-loet-da-day-ta-trang-co-nhiem-helicobacterpylori/

Leave a Comment