ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ THỂ TẠNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI NGHIỆN THUỐC LÁ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ THỂ TẠNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI NGHIỆN THUỐC LÁ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ THỂ TẠNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI NGHIỆN THUỐC LÁ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trần Thái Hà1, Vũ Nam1, Nguyễn Hoàng Anh1
1 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của người nghiện thuốc lá tại thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1882 người dân nghiện thuốc lá tại thành phố Hà Nội từ tháng 08/2019 đến tháng 08/2020. Kết quả: tỷ lệ nam giới hút thuốc là 96,4%, lao động tự do 48,1%, tuổi hút thuốc lá trong khoảng từ 40 – 59 tuổi chiếm tỷ lệ 43.8%, thời gian hút thuốc từ 11 – 20 năm chiếm tỷ lệ 26.5%,  tỷ lệ thiệt chẩn chất lưỡi đỏ chiếm 62.7% và tỷ lệ thích ăn, uống đồ mát chiếm 47.9%. Kết luận: Người nghiện thuốc lá tại Hà Nội nam giới chiếm đa phần, chủ yếu là lao động tự do, độ tuổi trung niên, thể tạng theo y học cổ truyền là thiên Nhiệt

Nghiện  thuốc  lá  là  trạng  thái  rối  loạn  tâm thần -hành  vi  do  tương  tác  giữa  cơ  thể  với *Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ươngChịu trách nhiệm chính: nicotin trong khói thuốc lá, biểu hiện bằng cảm giác thôi thúc mạnh mẽ buộc người nghiện phải hút  thuốc  lá.  Hành  vi  hút  thuốc  lá  giúp  người nghiện  có  được  cảm  giác  sảng  khoái  và  tránh được cảm giác khó chịu vì thiếu thuốc.Người nghiện thuốc lá thường xuất hiện các triệu chứng như: thèm thuốc, lo lắng, cáu gắt, căng thẳng, giảm tập trung, mất ngủ, đau đầu, ho, ngứa họng…Chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm lâm sàng của người nghiện thuốc lá tại thành phố Hà Nội nhằm mục tiêu sau: Bước đầu mô tả các đặc điểm lâm sàng, đặc điểm triệu chứng theo y học cổ truyền của người nghiện thuốc lá tại thành phố Hà Nội.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1.  Đối  tượng  nghiên  cứu. 1882  người dân nghiện thuốc lá sinh sống tại Hà Nội, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn DSM -IV, tuổi từ 18 trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:Từ tháng 08/2019 đến tháng 08/2020.Nghiên  cứu  được  tiến  hành  trên  địa  bàn  2 quận nội thành là Đống Đa, và Ba Đình đại diện cho khu vực thành thị, và 2 huyện ngoại thành là Ứng Hòa và Thanh Trì đại diện cho khu vực nông thôn.  Bên  cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến  hành điều tra trên người  bệnh đến  khám  chữa  bệnh tại 04 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội: Bệnh viện Y học cổtruyền Trung Ương, Bệnh viện đa khoa Y  Học  CổTruyền  Hà  Nội,  Bệnh  viện  Xanh  Pôn, Bệnh viện Đống Đa

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm lâm sàng, thể tạng, nghiện thuốc lá, Hà Nội

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y Tế, WHO (2015).Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam (Global Adult Tobacco survey – GATS). 
2. Bộ y tế và Tổng cục thống kê (2010).Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY). 

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ THỂ TẠNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI NGHIỆN THUỐC LÁ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Leave a Comment