Đặc điểm tiến triển và điều trị chứng hẹp khí quản sau đặt nội khí quản ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Đặc điểm tiến triển và điều trị chứng hẹp khí quản sau đặt nội khí quản ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Các phân tích nghiên cứu của một loạt các trường hợp hẹp khí quản xảy ra sau điều trị ở bệnh nhân COPD kịch phát đòi hỏi phải có đặt nội khí quản qua đường miệng – khí quản. Chứng hẹp phát triển trung bình sau 24 ngày kể từ ngày đặt nội khí quản, có tính chất trầm trọng với hình ảnh lâm sàng đáng kể.
Các lược đồ xử lý bao gồm trong giai đoạn ban đầu của các kỹ thuật nội soi phế quản can thiệp với tỷ lệ thành công là 37%, nhưng kết quả là không ổn định theo thời gian, đòi hỏi phải đặt giá đở (stent).
Phương pháp phẫu thuật, là sự lựa chọn trong điều trị hẹp khí quản nói chung, ở những bệnh nhân này đã có những kết quả đáng thất vọng, với tỷ lệ thành công thấp (20%) và tăng tỷ lệ tái hẹp sau phẫu thuật. Những biến chứng sau phẫu thuật chỉ có duy nhất giải pháp là can thiệp nội soi phế quản.
Tóm lại, đối với các nguyên nhân bệnh lý khác nhau của chứng hẹp khí quản, phẫu thuật cắt bỏ là sự lựa chọn điều trị đầu tiên ở bệnh nhân COPD. Can thiệp nội soi phế quản thường trở thành cách duy nhất còn lại để điều trị trong trường hợp này.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân chính với tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao trên toàn thế giới [1]. Bệnh nhân có tình trạng này có thể chết sớm vì các biến chứng, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là những đợt kịch phát nặng
của COPD, đòi hỏi đặt nội khí quản qua đường miệng và thông khí cơ học.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng hẹp khí quản gây ra do điều trị xuất hiện sau khi đặt nội khí quản.