ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRỰC TRÀNG TRƯỚC THẤP VÀ CẮT CỤT TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG BỤNG – TẦNG SINH MÔN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRỰC TRÀNG TRƯỚC THẤP VÀ CẮT CỤT TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG BỤNG – TẦNG SINH MÔN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRỰC TRÀNG TRƯỚC THẤP VÀ CẮT CỤT TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG BỤNG – TẦNG SINH MÔN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Vũ Ngọc Sơn1, Triệu Triều Dương1, Phạm Văn Thương2
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật (PT) cắt trực tràng trước thấp và cắt cụt trực tràng đường bụng – tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc trên 210 BN được PT điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2021. Đánh giá CLCS của BN bằng cách sử dụng bảng câu hỏi QLQ-30 và CR29 của Tổ chức Ung thư Châu Âu. Kết quả: 176 BN (83,8%) được PT cắt trực tràng trước thấp (LAR) và 34 BN (16,2%) được PT Miles. Không có sự khác biệt đáng kể về điểm số chức năng hoặc triệu chứng theo tiêu chuẩn QLQ-C30 giữa nhóm PT Miles và PT LAR. Đánh giá theo thang điểm của QLQ-CR30 và QLQ-CR29 cho các nhóm BN, phân tích đơn biến cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trên bốn tiêu chuẩn. BN sau PT Miles có điểm số cao hơn về triệu chứng tiểu dắt (p = 0,0001), đau bụng (p = 0,0001), đau vùng tầng sinh môn và xấu hổ (p = 0,0001) so với BN sau PT LAR. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật Miles điều trị ung thư trực tràng bằng hoặc kém hơn hơn chất lượng cuộc sống sau LAR trong một số trường hợp. Thực tế này cần được xem xét trong vấn đề lựa chọn chiến thuật điều trị và chăm sóc sau mổ đối với BN ung thư trực tràng.

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ác tính phổ biến thứ tư và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ hai ở nhiều nước phát triển.  Theo  thống  kê  của  Globocan,  hàng  năm trên thế giới có gần 1 triệu trường hợp mắc mới và 250.000 tử vongdo ung thư đại trực tràng [1]. Về điều trị ung thư trực tràng là điều trị đa mô  thức,  trong  đó  cắt  trực  tràng  trước  thấp (LAR) là đóng vai trò quan trọng, hóa –xạ trị bổ trợ trước và sau mổ trong ungthư trực tràng từ giai đoạnT3 và / hoặc N1 cho kết quả tốt [1].Bên cạnh thời gian sống toàn bộ và thời gian sống không bệnh, CLCS đã trở thành một thước đo kết quả quan trọng đối với BN ung thư. Thuật ngữ CLCS đề cập đến một khái niệm đa chiều, ít nhất bao gồm các khía cạnh của hoạt động thể chất, tình cảm và xã hội. Đối với bệnh lý ung thư trực tràng nói chung và các phương pháp điều trị cũng có những tác động tiêu cực nhất định đến CLCS của BN, bao gồm các hoạt động xã hội, công việc, các mối quan hệ với bạn bè, người thân và đối tác,…. BN sau PT ung thư trực tràng thường gặp rắc rối với các vấn đề rối loạn đại tiện (giảm hoặc mất tự chủ hậu môn, mót rặn, đi ngoài nhiều lần, táo bón  hoặc tiêu  chảy), mệt mỏi, đầy hơi, ngoài ra các tai biến –biến chứng hoặc  việc  phải  mang  hậu  môn  nhân  tạo,….  là những yếu tố ảnh hưởng tới CLCS [2]Việc đánh giá CLCS cần được thực hiện chặt chẽ với sự phối hợp của bác sĩ điều trị và chăm sóc điều dưỡng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và lên kế hoạch theo dõi, tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng tới chăm sóc toàn diện cho  BN  ung  thư  trực  tràng.  Vì  vậy,  chúng  tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Đánh giá  chất  lượng  cuộc  sống  của  bệnh  nhân  sau phẫu thuật (PT) cắt trực tràng trước thấp và cắt cụt trực tràng đường bụng –tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRỰC TRÀNG TRƯỚC THẤP VÀ CẮT CỤT TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG BỤNG – TẦNG SINH MÔN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG

Leave a Comment