ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Học viên: Thân Ngọc Hà
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà
Nước uống đóng chai được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, chất lượng nước uống đóng chai là mối quan tâm của người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay.
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm, xác định tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật trong nước uống đóng chai và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Cần Thơ năm 2020.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định tính, thực hiện từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020. Nghiên cứu định lượng đã chọn toàn bộ 116 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn để đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm, và 58 mẫu nước thành phẩm loại 19-20 lít để xét nghiệm 5 chỉ tiêu vi sinh vật. Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu có chủ đích 27 đối tượng, gồm: Lãnh đạo làm công tác quản lý an toàn thực phẩm (2 người tuyến thành phố, 9 người tuyến quận, huyện) và người làm việc tại cơ sở sản xuất (8 người là chủ cơ sở, 8 người trực tiếp sản xuất).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ cơ sở đạt các tiêu chí về điều kiện an toàn thực phẩm là 44,0%, tỷ lệ nhiễm vi sinh vật trong sản phẩm nước uống đóng chai là 39,7%.
Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện an toàn thực phẩm chủ yếu: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thiếu hiểu biết về quy trình sản xuất nước uống đóng chai, duy trì các điều kiện an toàn thực phẩm của chủ cơ sở kém. Tần suất kiểm tra chưa phù hợp
do nguồn lực không đảm bảo, việc thông báo thời gian đến cơ sở kiểm tra theo quy định làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra do đó cũng ảnh hưởng đến duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. 
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra khuyến nghị: 1/Cơ sở sản xuất phải chấp hành đúng qui định về an toàn thực phẩm và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình khi lưu thông trên thị trường. 2/Kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất bị nhiễm vi sinh vật và tăng tần suất kiểm tra định kỳ 2 lần/năm đối với các cơ sở sản xuất không duy trì các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

Leave a Comment