Đánh giá hiệu quả và an toàn của thủ thuật bít thông liên thất quanh màng qua da bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm

Đánh giá hiệu quả và an toàn của thủ thuật bít thông liên thất quanh màng qua da bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm

Đánh giá hiệu quả và an toàn của thủ thuật bít thông liên thất quanh màng qua da bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm
Nguyễn Công Hà, Trần Đắc Long, Nguyễn Quốc Hùng
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thông liên thất (TLT) là bệnh tim bẩm sinh hay gặp nhất, chiếm 15-30%. Phẫu thuật vá lỗ thông vẫn là phương pháp hiệu quả và ít tai biến nhưng vẫn còn một số hạn chế như hậu quả của mở xương ức, chạy tim phổi máy, gây mê hồi sức…do vậy những năm gần đây trên thế giới đã phát triển các loại dụng cụ để bít qua da có hiệu quả cao trong đó có dụng cụ hai đĩa đồng tâm cải tiến.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau 12 tháng của phương pháp bít qua da TLT phần quanh màng bằng dụng cụ 2 đĩa đồng tâm.
Phương pháp: Là nghiên cứu mô tả và hồi cứu.
Kết quả: Năm 2012 chọn được 41BN bít thành công 37BN (90,2%), không có tai biến nặng, 2,7% còn shunt tồn lưu nhỏ sau 12 tháng.
Kết luận: Bít TLT quanh màng qua da bằng dụng cụ 2 đĩa đồng tâm cho hiệu quả, an toàn sau 12 tháng can thiệp. Cần có những nghiên cứu theo dõi dài hơn.

Thông liên thất (TLT) là bệnh tim bẩm sinh (TBS) phổ biến nhất và có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Diễn biến của bệnh có thể là: tự bít  (với  thể  TLT  phần  quanh  màng,  phần  cơ), viêm  nội  tâm  mạc  nhiễm  trùng,  hở  van  động mạch  chủ  (ĐMC),  suy  tim,  tăng  áp  lực  động mạch  phổi  (ĐMP)  và  cuối  cùng  là  hội  chứng Eisenmenger nếu lỗ thông lớn [1].Năm 2002 Hijazi và cs báo cáo bít TLT cho 6 bệnh nhân (BN) sử dụng Amplatzer hai đĩa lệch tâm  với  kết  quả  là  không  có  BN  nào  còn  thông (shunt) tồn lưu và tai biến ý nghĩa [2, 3]. Sau đó nhiều trung tâm trên thế giới áp dụng phương pháp này nhưng có tỷ lệ blốc nhĩ thất (BAV) cao (≈ 5%), tỷ lệ này không được chấp nhận do vậy dụng cụ này không được sử dụng nữa. Từ đó nhiều nghiên cứu thay đổi thiết kế cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả và giảm tai biến nhất là BAV. Trong số đó có dụng cụ hai đĩa cải tiến (so với Amplatzer),dụng cụ mới này đã đượcáp dụng với kết quả rất khả quan,nhất  là  tỉ  lệ  BAV  thấp [4-8].  Nhằm  đánh giá hiệu quả, tính an toàn của dụng cụ này chúng tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  đề  tài ‘Đánh giá hiệu quả và an toàn của thủ thuật bít thông liên thất quanh màng bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm tại bệnh viện tim Hà Nội” nhằm mục tiêu:-Đánh giá hiệu quả của thủ thuật bít TLT phần quanh màng bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm trong vòng 12 thángTìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của thủ thuật này.

Đánh giá hiệu quả và an toàn của thủ thuật bít thông liên thất quanh màng qua da bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm

Leave a Comment