ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Kim Thư1,2, Lê Thị Vân Anh1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và kháng nấm đồ ở bệnh nhân viêm phổi do nấm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 105 bệnh nhân viêm phổi do nấm điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2021. Kết quả: Tất cả các chủng C.tropicalis đều nhạy cảm với caspofungin, micafungin và amphotericin B. Tỷ lệ chủng C.tropicalis đề kháng và kháng trung gian cao nhất đều với fluconazol (29,6% và 18,5%). Số ngày điều trị thuốc kháng nấm trung bình là 12,34±8,1; thời gian điều trị thuốc kháng nấm trên 2 tuần chiếm tỉ lệ lớn nhất (63,5%). Thuốc kháng nấm được sử dụng nhiều nhất với viêm phổi do Aspergillus là voriconazol (82,1%); do C.albicans, C.tropicalis, C.parasilosis là fluconazol (tương ứng 87%; 53,8%; 100%), do C.neoforman và T.marneffei là amphotericin B (100%).  Tỉ lệ cải thiện chung sau 7 ngày điều trị là là 58,9%. Tỉ lệ cải thiện chung sau 14 ngày điều trị là 91,8%. Kết luận: Điều trị viêm phổi do nấm cần dựa và căn nguyên và kết quả kháng nấm đồ nếu có. Cần lưu ý tình trạng kháng thuốc nấm  để lựa chọn thuốc điều trị nấm phù hợp

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính phổ biến trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, hàng năm ghi nhận  450  triệu  ca  viêm  phổi  trên  toàn  cầu 1. Năm  2016,  viêm  phổi  là  nguyên  nhân  gây  tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới với 3 triệu ca  tử  vong1.  Theo  nghiên  cứu  của  Yvonne Schmiedel  và  Stefan  Zimmerli  năm  2016  về những bệnh cảnh nhiễm nấm xâm lấn phổ biến, hàng năm có khoảng hai triệu trường hợp nhiễm nấm  xâm  lấn  do  Candida,  Aspergillus, Cryptococcus và Pneumocystis trên toàn thế giới, hầu hết xảy ra trên những bệnh nhân suy giảm miễn  dịch  hoặc  bệnh  nặng2.  Tuy  căn  nguyên nấm trong tổng số căn nguyên gây viêm phổi chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng do chẩn đoán phân biệt khó khăn, việc định hướng đúng và điều trị sớm thuốc  kháng  nấm  trên  bệnh  nhân  nhiễm  nấm phổi xâm lấn giúp giảm tỉ lệ tử vong và cải thiện đầu ra cho bệnh nhân. Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu riêng biệt về nhiễm nấm phổi xâm lấn hay kết quả điều trị của bệnh nhân viêm phổi do nấm tại Việt Nam nói chung hay tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nói riêng khi mà các phương tiện chẩn đoán nhiễm nấm xâm lấn còn rất hạn chế. Điều trị viêm phổi do nấm cũng là một  thách  thức,  khi  tình  hình  đề  kháng  thuốc kháng nấm đang có xu hướng gia tăng theo thời gian3. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các thầy thuốc lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị nấm phổi, chúng tôi tiến  hành  nghiên  cứu  với mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị và kháng nấm đồ của bệnh nhân viêm phổi do nấm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong giai đoạn 2016-2021.II. ĐỐI TƯỢNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.Đối  tượng  nghiên  cứu: Tất  cả  những bệnh nhân được chẩn đoán xácđịnh viêm phổi do nấm và điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt  đới  Trung  ương  từ  tháng  01/2016  đến tháng 06/2021.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:Bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoánviêm phổi theo tiêu chuẩn Hội nghị đồng thuận giữa Hội Lồng ngực Mỹ và Hội Bệnh nhiễm trùng Mỹ, được xác định nhiễm nấm  xâm  lấn  phổi  thông  qua  kết  quả  vi  sinh (nuôi  cấy bệnh  phẩm  đường hô  hấp  xác  định được  căn  nguyên  nấm hoặc kết  quả  nuôi  cấybệnh phẩm mảnh mô sinh thiết phổi hoặc dịch màng phổi vô trùng xác định được căn nguyên nấm). Với Candidavà Aspergillus, chẩn đoán dựa theo theo tiêu chuẩn EORTC/MSG và “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn” của Bộ y tế 2021

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi do nấm, điều trị, thuốc, kháng nấm

Tài liệu tham khảo
1. WHO | Revised Global Burden of Disease (GBD) 2002 estimates. WHO. Accessed June 15, 2020. https://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/estimates_regional_2002_revised/en/ 
2. Schmiedel Y, Zimmerli S. Common invasive fungal diseases: an overview of invasive candidiasis, aspergillosis, cryptococcosis, and Pneumocystis pneumonia. Swiss Med Wkly. Published online February 22, 2016. doi:10.4414/smw.2016.14281  
3. Antifungal Resistance | Fungal Diseases | CDC. Published May 18, 2020. Accessed June 24, 2020. https://www.cdc.gov/fungal/antifungal-resistance.html 
4. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn; Quyết định 3429/QĐ-BYT ngày 14/7/2021. 
5. Lin CY, Liu WL, Chang CC, et al. Invasive fungal tracheobronchitis in mechanically ventilated critically ill patients: underlying conditions, diagnosis, and outcomes. Ann Intensive Care. 2017;7(1):9. 
doi:10.1186/s13613-016-0230-9  
6. V.T.Nhinh, V.V.Giáp. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nấm phổi xâm lấn điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 506, tháng 9 – số 1 năm 2021, p120-125. 
7. Nguyễn Nhị Hà (2017), Tình hình nhiễm nấm xâm nhập và mức độ đề kháng thuốc kháng nấm của các chủng nấm phân lập được tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2013 – 2017, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
8. B.T.N.Thực và cộng sự (2020), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng nấm trong điều trị nhiễm nấm Aspergillus phổi xâm lấn tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Y học lâm sàng số 118 (tháng 11/2020), p 73-81. 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI DO NẤM TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Leave a Comment