Đánh giá kết quả điều trị các khuyết phần mềm chi dưới sau tai nạn giao thông bằng kỹ thuật ghép da

Đánh giá kết quả điều trị các khuyết phần mềm chi dưới sau tai nạn giao thông bằng kỹ thuật ghép da

Đánh giá kết quả điều trị các khuyết phần mềm chi dưới sau tai nạn giao thông bằng kỹ thuật ghép da.Theo báo cáo hàng năm của WHO: Trung bình hàng năm ở Việt Nam có trên 11.000 người chết và 10.000 người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) [1].
Ngày nay, sự phát triển của các phương tiện giao thông tốc độ cao làm cho các tổn thương có xu hướng phức tạp hơn như khuyết phần mềm kèm theo chấn thương sọ não, đa chấn thương, gãy xương cẳng bàn chân phối hợp. Các tổn thương về khuyết hổng phần mềm chi dưới hay gặp sau TNGT có thể tổn thương đơn thuần hoặc phối hợp với gãy xương, đa chấn thương, CT sọ não…..Việc khám lâm sàng cần đưa ra chẩn đoán chính xác, đánh giá đúng mức độ, tính chất của tổn thương từ đó giúp cho điều trị bệnh nhân đạt kết quả tốt, người bệnh nhanh chóng trở lại công việc, hòa nhập với cộng đồng.

Có nhiều phương pháp sử dụng che phủ khuyết hổng phần mềm chi dưới: ghép da, vạt da cân, vạt da cơ cuống mạch liền, vạt vi phẫu. Kỹ thuật ghép da là một kỹ thuật kinh điển đã được sử dụng từ lâu, vẫn được ưu tiên sử dụng che phủ những khuyết hổng phần mềm chi dưới không lộ gân xương. Hiện nay, kĩ thuật ghép da vẫn đang được sử dụng để che phủ các tổn khuyết tại các cơ sở y tế trong cả nước. Đây là phương pháp đơn giản không đòi hỏi trang thiết bị đặc biệt, dễ thực hiện, ít tốn kém…. Nhưng rất hiệu quả đặc biệt đối với tổn khuyết rộng mà khó có kỹ thuật tạo hình nào đáp ứng về nguồn chất liệu. Mặt khác, ghép da còn là kỹ thuật được sử dụng
trong tạo hình thì 1 với những tổn thương phức tạp ở vùng vận đông để tạo
điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật thì 2 che phủ bằng chất liệu tạo hình khác, kỹ thuật phức tạp hơn [2],[3],[4].3
Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã sử dụng kĩ thuật ghép da để điều trị các khuyết da và phần mềm rộng vùng chi dưới. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào trong nước nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị một cách hệ thống để xác định những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp điều trị này.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Đánh giá kết quả điều trị các khuyết phần mềm chi dưới sau tai nạn giao thông bằng kỹ thuật ghép da” Với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng các khuyết phần mềm chi dưới sau tai nạn giao thông được điều trị bằng kỹ thuật ghép da.
2. Đánh giá kết quả điều trị các khuyết phần mềm chi dưới sau tai nạn giao thông được điều trị bằng kĩ thuật ghép da

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế (2011), Kết quả phòng chống
TNGT đường bộ tại Việt Nam của nghành Y tế và kế hoạch triển khai giaiđoạn 2011 – 2015, Hội nghị quốc tế báo cáo Chiến lược bảo đảm trật tựATGT đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Trần Thiết Sơn (2013). Ghép da trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ,Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Bộ môn Phẫu thuật tạo hình (2005). Kỹ thuật ghép da. Bài giảng Phẫuthuật tạo hình, Trường đại học Y Hà Nội, 72-79.
4. Bộ môn Mô học và Phôi thai học (2002). Da- Các bộ phận phụ thuộcda, Bài giảng mô học, Trường đại học Y Hà Nội, Nxb Y học, 305-363.
11. Lê Gia Vinh (2000).Cấp máu cho da. Tập san hình thái học, 1, 66-72.
15. Bộ môn Phẫu thuật tạo hình (2000), Bài giảng phẫu thuật tạo hình, Nhàxuất bản y học, Hà Nội.
20. Nguyễn Huy Phan (1990). Phương pháp cấy ghép da rời. Tập bài giảngPhẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Nguyễn Quang Quyền (1996). Giải phẫu chi dưới. Atlas giải phẫungười, NXB y học Hà Nội, 485- 544.
Formatted: Indent: Left: 0 cm, Hanging: 1cm25. Nguyễn Huy Phan, Nguyễn Bắc Hùng, Nguyễn Ngọc Liêm và cộng sự(1993), Các vạt ghép tự do bằng kỹ thuật vi phẫu trong điều trị các tổnkhuyết chi dưới do chấn thương, Phẫu thuật tạo hình, Tổng hội y dượchọc Việt Nam, 31 – 35.
26. Vũ Mạnh Cường (2009), Đánh giá kết quả sử dụng vạt hiển cuốngngoại vi trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng 1/3 dưới cẳng chân,cổ chân và gót chân tại bệnh viện TW quân đội 108, Luận văn thạc sỹ yhọc, Hà Nội. 40- 43.
28. Nguyễn Hồng Đạo (2011). Đánh giá kết quả điều trị các viêm khuyếtxương, khuyết hổng phần mềm vùng cẳng bàn chân bằng vạt cuốngmạch liền tại Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải phòng, Luận văn tốtnghiệp bác sỹ chuyên khoa 2, Trường đại học Y Hải Phòng.
29. Nguyễn Hợp Nhân (2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình cáckhuyết phần mềm cổ bàn chân tại BV Xanh pôn từ 1/2006 – 1/2011,Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
30. Trần Bảo Khánh (2009), Nghiên cứu sử dụng vạt đùi trước ngoài cuốngngoại vi, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội
31. Đỗ Văn Dũng (2000). Ứng dụng ghép da dày toàn bộ trong phẫu thuậttạo hình vùng cổ mặt. Luận văn chuyện khoa cấp II, Trường đại học YHà Nội.
32. Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Duyệt (2012), Đánh giá kết quả phẫu
thuật tạo hình điều trị các khuyết phần mềm tại khoa bỏng – tạo hình tại
bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành, 834,53-56.
34. Nguyễn Đình Minh (2004), Bước đầu nghiên cứu kỹ thuật sử dụng mảnh ghép da đầu xẻ đôi trong phẫu thuật tạo hình, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội.
35. Nguyễn Đức Thành (2009). Đánh giá kết quả sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông. Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nộ

Leave a Comment