Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Luận văn thạc sỹ y học Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng tổn thương viêm của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể do nhiễm khuẩn gây ra trong thời kì sơ sinh [17]. Nhiễm khuẩn sơ sinh có tỉ lệ tử vong cao đứng hàng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh [1], [18], đặc biệt với nhóm trẻ sinh non [2], [3], [49]. Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trong thời kỳ sơ sinh là viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm da, viêm rốn, viêm màng não mủ… [18], trong đó viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não….là những nhiễm khuẩn nặng gây tử vong sơ sinh nhiều hơn cả [5], [6], [19].


Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện đại với những kháng sinh mới ra đời nhưng tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn vẫn cao [17]. Hàng năm, trên toàn thế giới, ước tính có hơn 1,4 triệu ca tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh [50], chiếm khoảng 13% tổng số ca tử vong ở trẻ sơ sinh và 42% trong số đó tử vong trong tuần đầu tiên sau sinh [51], hơn 96% tổng số tử vong sơ sinh xảy ra ở các nước đang phát triển [20]. Tại Châu Á, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh là 10,4%, với 0,69 ca tử vong trên 1000 ca sinh sống [52]. Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm 12,6%, trong đó trẻ đẻ non là 11,8% [6].
Chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn sơ sinh và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỉ lệ bệnh nặng và hạ thấp tỉ lệ tử vong [6]. Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, không điển hình, không đặc hiệu. Các bệnh cảnh đi kèm thường làm nặng và khó khăn thêm cho việc điều trị [18]. Ngoài ra các yếu tố như trình độ của các y bác sĩ chuyên khoa về sơ sinh đang thiếu cũng là vấn đề thách thức lớn ở nhiều quốc gia [53]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Ngọc năm 2009 tại Khoa Nhi – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ điều2 trị khỏi nhiễm khuẩn sơ sinh nặng ở nhóm trẻ đủ tháng (50,6%) cao hơn so với nhóm trẻ đẻ non (33,7%) [6]. Theo khuyến cáo của WHO khuyến khích các quốc gia tự đánh giá tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh nặng, đồng thời phát triển và thực hiện các công cụ theo dõi và đánh giá đối với nhiễm khuẩn nặng sơ sinh. [35]. Theo thống kê hàng năm gần đây của Trung tâm Nhi khoa thì nhiễm khuẩn sơ sinh nặng lại gặp ở trẻ đẻ non nhiều hơn, bên cạnh đó với tỉ lệ cao các chủng vi khuẩn kháng đa kháng sinh và nhiễm khuẩn bệnh viện là mối nguy cơ lớn đối với việc điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trên trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn nặng phải can thiệp thở máy điều trị tại Đơn nguyên ICU, do đó một nghiên cứu về kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sau 10 năm là rất cần thiết. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
1. Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019 – 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………………………………………..3
1.1. Khái niệm và phân loại nhiễm khuẩn sơ sinh………………………………………………………………………3
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn sơ sinh…………………………………………………………………………………………….3
1.1.2. Khái niệm nhiễm khuẩn sơ sinh nặng………………………………………………………………………………3
1.1.3. Phân loại nhiễm khuẩn sơ sinh……………………………………………………………………………………………….3
1.2. Các yếu tố nhiễm khuẩn sơ sinh nặng…………………………………………………………………………………………4
1.2.1. Phân loại nhiễm khuẩn theo căn nguyên gây bệnh………………………………………………5
1.2.2. Yếu tố nguy cơ gây NKSS nặng……………………………………………………………………………………………8
1.2.3. Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện………………………………………………………………..11
1.3. Các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh nặng………………………………………………………………………………………….14
1.3.1. Nhiễm khuẩn hô hấp nặng sơ sinh……………………………………………………………………………………14
1.3.2. Nhiễm khuẩn huyết trẻ sơ sinh…………………………………………………………………………………………….16
1.3.3. Viêm màng não mủ sơ sinh……………………………………………………………………………………………………..16
1.3.4. Viêm ruột hoại tử sơ sinh………………………………………………………………………………………………………….17
1.4. Điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng……………………………………………………………………………………………..18
1.4.1. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn……………………………………………………………………………………….19
1.4.2. Vệ sinh……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….20
1.4.3. Liệu pháp hỗ trợ ……………………………………………………………………………………………………………………………….21
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị NKSS nặng………………………………….27
1.5.1. Vấn đề quản lý và chăm sóc y tế………………………………………………………………………………………..27
1.5.2. Yếu tố từ mẹ …………………………………………………………………………………………………………………………………………29
1.5.3. Yếu tố từ con…………………………………………………………………………………………………………………………………………30
1.5.4. Yếu tố từ môi trường xung quanh……………………………………………………………………………………..31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………….34
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………………………………………………………342.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………..36
2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………………………………………………36
2.3.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………….36
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ……………………………………………………………………………………………………….36
2.3.3. Biến số/Chỉ số trong nghiên cứu………………………………………………………………………………………..37
2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………………………………47
2.4. Tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu………………………………………………………………………………….48
2.4.1. Nhân lực…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….48
2.4.2. Vật liệu nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………………………………48
2.4.3. Tiến hành thu thập số liệu…………………………………………………………………………………………………………48
2.5. Phương pháp khống chế sai số………………………………………………………………………………………………………..49
2.6. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………………………………………………………………………..49
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………49
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………………….51
3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………51
3.2. Kết quả điều trị NKSS nặng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên………56
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên……………………………………………………………………………………………65
Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………………….72
4.1. Một số đặc điểm chung của trẻ……………………………………………………………………………………………………….72
4.2. Kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh……………………………………………………………………………………….76
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên……………………………………………………………………………………………82
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………89
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………91
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………………………………..92
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các mầm bệnh thường gặp trong nhiễm khuẩn sơ sinh………………………………6
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………………………….51
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (tiếp)………………………………………….52
Bảng 3.3. Mức độ SHH và thời gian biểu hiện bệnh…………………………………………………………….53
Bảng 3.4. Đặc điểm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu……………………………………………53
Bảng 3.5. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa máu…………………………………………………………………………….54
Bảng 3.6. Đặc điểm hình ảnh chụp Xquang tim phổi…………………………………………………………..55
Bảng 3.7. Đặc điểm vị trí NKSS ………………………………………………………………………………………………………………55
Bảng 3.8. Kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh………………………………………………………………………..56
Bảng 3.9. Kết quả nuôi cấy và CRP………………………………………………………………………………………………………57
Bảng 3.10. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn với thời gian điều trị………………………………………….58
Bảng 3.11. Sử dụng kháng sinh trong điều trị……………………………………………………………………………..59
Bảng 3.12. Phân loại Nhóm kháng sinh đã sử dụng trong điều trị……………………………59
Bảng 3.13. Kết quả sử dụng hỗ trợ hô hấp trong điều trị NKSS………………………………..60
Bảng 3.14. Kết quả điều trị theo thời gian theo vị trí mắc bệnh…………………………………61
Bảng 3.15. Thời gian điều trị ở trẻ theo tuổi thai………………………………………………………………………62
Bảng 3.16. Sử dụng kháng sinh và thời gian điều trị…………………………………………………………….63
Bảng 3.17. Số loại kháng sinh sử dụng với vị trí nhiễm khuẩn…………………………………..63
Bảng 3.18. Thời gian sử dụng hỗ trợ hô hấp và thời gian điều trị bệnh………………64
Bảng 3.19. Số ngày trung bình điều trị……………………………………………………………………………………………….64
Bảng 3.20. Giới tính của trẻ và kết quả điều trị………………………………………………………………………….65
Bảng 3.21. Tuổi thai và kết quả điều trị…………………………………………………………………………………………….65
Bảng 3.22. Cân nặng của trẻ với kết quả điều trị………………………………………………………………………66
Bảng 3.23. Sữa mẹ và kết quả điều trị…………………………………………………………………………………………………66
Bảng 3.24. Thời gian xuất hiện bệnh và kết quả điều trị……………………………………………………67Bảng 3.25. Vị trí nhiễm khuẩn và kết quả điều trị …………………………………………………………………..67
Bảng 3.26. Kết quả nuôi cấy và kết quả điều trị bệnh………………………………………………………….68
Bảng 3.27. Mức độ SHH và kết quả điều trị………………………………………………………………………………….68
Bảng 3.28. Thời gian hỗ trợ hô hấp và kết quả điều trị……………………………………………………….69
Bảng 3.29. Yếu tố nhiễm khuẩn trước sinh và kết quả điều trị……………………………………69
Bảng 3.30. Bệnh lý kèm theo và kết quả điều trị………………………………………………………………………70
Bảng 3.31. Xét nghiệm sinh hóa máu và kết quả điều trị………………………………………………….7

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment