Đánh giá kết quả điều trị sớm theo mục tiêu trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Đánh giá kết quả điều trị sớm theo mục tiêu trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Đánh giá kết quả điều trị sớm theo mục tiêu trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cácđơn vị hồi sức. SNK là tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng gây hạ huyết ápmà không đáp ứng với tình trạng bồi phụ thể tích, cần sử dụng thuốc vậnmạch để duy trì huyết áp, quá trình này gây thiếu máu các cơ quan đích và rốiloạn chuyển hóa dẫn đến suy đa tạng và tử vong[1],[2],[3],[4].Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý hay gặp trong bệnh viện, đặc biệtlà trong đơn vị hồi sức cấp cứu và có tỷ lệ gây suy đa tạng và tử vong caokhông những ở các nước đang phát triển mà còn gặp ở nhũng nước phát triểncó nền y tế phát triển[4],[5]. Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn thay đổi tùy theo điềukiện kinh tế và trình độ y tế của mỗi nước. Tại Mỹ hằng năm có khoảng751.000 trường hợp sốc nhiễm khuẩn, trong đó tỷ lệ tử vong vào khoảng 38%[5]. Việt Nam chưa có số liệu thống kê toàn quốc, nhưng tỷ lệ tử vong do sốcnhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2003-2005 là 81,6%; tạibệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2000-2003 là 86,5% và tại bệnh viện Nhi Đồng 1năm 2003-2005 là 75,4% một số bệnh viện tỷ lệ này là 60% ở người lớn vàkhoảng 70-80% cho trẻ em[6],[7],[8],[9].Điều trị sốc nhiễm khuẩn cần có thái độ đúng đắn và kịp thời tại cácđơn vị hồi sức, bao gồm hỗ trợ hô hấp đảm bảo thông khí, sử dụng thuốc vậnmạch duy trì huyết động, sử dụng kháng sinh sớm và điều trị cân bằng các rốiloạn khác[6],[2],[8],[9]. Với sự tiến bộ của y học trong những thập kỷ gầnđây, việc áp dụng thuốc và những kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, theodõi bệnh nhân đã làm giảm tỷ lệ tử vong và những ghánh nặng y tế khác, tuynhiên tỷ lệ mắc và tử vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn còn cao và đây là tháchthức đối với các nền y tế trên thế giới, đặc biệt là ở những nước nghèo vànước đang phát triển 5Chẩn đoán kịp thời và điều trị tích cực sớm đặc biệt là những giờ đầusau khi được chẩn đoán xác định đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Trên thế giới cáchđây khoảng 10 năm xuất hiện thuật ngữ “điều trị sớm theo mục tiêu” áp dụngở những bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và SNK. Năm 2002, Hiệp hội Hồi sứcHoa kỳ (ACCM) đưa ra chiến lược điều trị sớm theo mục tiêu ở trẻ em SNK,bao gồm bù dịch sớm, đảm bào huyết áp, bão hòa oxy, kháng sinh, nước tiểu,bão hòa oxy tĩnh mạch chủ trên….[11],[12],[5],[13],[14]. Năm 2001 mộtnghiên cứu tại Anh trên những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong 60%ở nhóm điều trị thông thường xuống còn 40% ở nhóm áp dụng chiến lượcđiều trị theo mục đích[5].Ở Việt Nam nói chung, vấn đề điều trị sớm theo mục tiêu đang dầnđược quan tâm áp dụng trong điều trị, tuy nhiên vẫn còn rất ít các công trìnhnghiên cứu để cho ta những con số thống kê có giá trị đặc biệt là ở trẻ em. Vìvậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài”Đánh giá kết quả điều trị sớm theo mục tiêu trong sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương“.Với hai mục tiêu:1. Đánh giá kết quả điều trị sớm theo mục tiêu trong điều trị sốcnhiễm khuẩn ở trẻ em.2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị sớm theo mụctiêu trong điều trị sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em

Leave a Comment