Đánh giá kết quả điều trị viêm túi thừa đại tràng phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Đánh giá kết quả điều trị viêm túi thừa đại tràng phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Đánh giá kết quả điều trị viêm túi thừa đại tràng phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Bệnh lý viêm túi thừa đại tràng (VTTĐT)  đã được phát hiện trên thế giới từ lâu. Bệnh viêm túi thừa đại tràng được định nghĩa là có một hoặc nhiều túi thừa viêm. Phân hoặc các loại thức ăn không tiêu hóa gây bít tắc kích hoạt quá trình viêm. Tùy theo địa dư và dân tộc mà vị trí TTĐT có khác nhau. Bệnh lý này được phát hiện nhiều ở các nước Tây Âu vào đầu thế kỷ XIX, chiếm 5% dân số ở độ tuổi trên 40, tăng lên 33% – 55% ở trên tuổi 50 và khoảng 80% ở độ tuổi trên 80 [1], [2]. Ở Mỹ, tính tới lứa tuổi 60 có khoảng 50% dân số mắc bệnh TTĐT nhưng chỉ có khoảng 10% trong số này biểu hiện triệu chứng lâm sàng và một tỉ lệ nhỏ có chỉ định phẫu thuật [3]. Ở các nước Tây Âu, TTĐT thường ở ĐT trái, trong đó chủ yếu là ở ĐT sigma và thường do mắc phải [4], [5].

Ngược lại ở các nước châu Á và Việt Nam TTĐT gặp nhiều ở ĐT phải [6], [7]. Bệnh VTTĐT ở các nước châu Á đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, nhất là ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…, tỉ lệ mắc bệnh TTĐT chiếm khoảng 20% dân số [8], [9]. Năm 1849 nhà giải phẫu học và giải phẫu bệnh lý người Pháp Cruveilhier [10] lần đầu tiên mô tả bệnh lý TTĐT là những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại tràng (ĐT).  Khi các túi thừa này bị viêm nhiễm gây ra bệnh lý VTTĐT. Phần lớn các tác giả cho rằng TTĐT xuất hiện do tăng áp lực trong lòng ĐT qua chỗ yếu thành ĐT (thường là chỗ các mạch máu chui qua thành ĐT). Sự tăng áp lực trong lòng ĐT gây ra hẹp dần từng đoạn ĐT, lớp cơ ĐT phì đại gồ ghề tạo thành thoát vị qua điểm yếu [11], [12], [13].
  Ở nước ta, theo nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh lý túi thừa đại tràng của Trịnh Thành Vinh và Thái Nguyên Hưng [7] VTTĐT phải chiếm tỷ lệ 77,8%, và có xu hướng ngày càng tăng, chẩn đoán trước mổ thường nhầm với viêm ruột thừa: có tới 66,7% chẩn đoán trước mổ là viêm ruột thừa [7].
Mặt khác, VTTĐT có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng gây viêm phúc mạc, chảy máu, áp xe…ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân (BN) do được chẩn đoán muộn. Việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn và chưa thống nhất, nhất là với viêm túi thừa đại tràng phải và các biến chứng của nó. Giá trị của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cũng ngày càng được khẳng định đặc biệt chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT) là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao [14], nhưng là phương pháp chẩn đoán đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng được trang bị. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán ít xâm lấn và dễ thực hiện, tuy nhiên lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đọc. Thêm vào đó, chỉ định phẫu thuật và các phương pháp phẫu thuật, các can thiệp tối thiểu còn chưa được thống nhất. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá kết quả điều trị viêm túi thừa đại tràng phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” nhằm hai mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm các thể lâm sàng của bệnh viêm túi thừa đại tràng phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.    Đánh giá kết quả sớm điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng.

MỤC LỤC Đánh giá kết quả điều trị viêm túi thừa đại tràng phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Giải phẫu và sinh lý ĐT    3
1.1.1. Vị trí, kích thước và hình thể ngoài    3
1.1.2. Các phần của ĐT    4
1.1.3. Cấu tạo và hình thể trong    4
1.1.4. Mạch máu và thần kinh    5
1.1.5. Chức năng sinh lý của ĐT    6
1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh VTTĐT    7
1.3. Túi thừa ĐT    8
1.3.1. Giải phẫu bệnh     8
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh    9
1.3.3. Dịch tễ    10
1.3.4. Yếu tố nguy cơ    11
1.3.5. Đặc điểm chẩn đoán    12
1.3.6. Một số phân loại bệnh lý VTTĐT    18
1.3.7. Điều trị    20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1. Đối tượng nghiên cứu    24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu    24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi đối tượng nghiên cứu    24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu    24
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu    24
2.2. Phương pháp nghiên cứu    25
2.3. Thiết kế nghiên cứu    25
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu.    25
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu    25
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật tiến hành    25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu    30
2.5. Sơ đồ nghiên cứu    31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1. Đặc điểm chung    32
3.1.1. Tuổi bệnh nhân    32
3.1.2. Giới    33
3.1.3. Địa dư    33
3.1.4. Nghề nghiệp    34
3.1.5. Tiền sử    34
3.2. Đặc điểm lâm sàng    35
3.2.1. Triệu chứng cơ năng    35
3.2.2. Rối loạn tiêu    37
3.2.3. Triệu chứng thực thể    37
3.2.4. Triệu chứng toàn thân    38
3.3. Cận lâm sàng    39
3.3.1. Bạch cầu    39
3.3.2. Chụp CT ổ bụng    39
3.3.3. Siêu âm    41
3.3.4. Soi ĐT    43
3.3.5. Chụp X-quang bụng    44
3.4. Chẩn đoán và điều trị    45
3.4.1. Chẩn đoán    45
3.4.2. Phương pháp điều trị    46
3.4.3. Điều trị nội khoa    47
3.4.4. Điều trị ngoại khoa    48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    55
4.1. Đặc điểm chung    55
4.1.1. Tuổi và tần số mắc bệnh    55
4.1.2. Giới    57
4.1.3. Nghề nghiệp, địa dư    57
4.1.4. Tiền sử    57
4.1.5. Vị trí túi thừa    58
4.2. Đặc điểm lâm sàng    58
4.2.1. Đau bụng    58
4.2.2. Sốt    59
4.2.3.Rối loạn tiêu hóa    60
4.3.Cận lâm sàng    60
4.3.1. Bạch cầu    60
4.3.2. Chụp CT ổ bụng    61
4.3.3. Siêu âm    63
4.3.4. Soi ĐT    64
4.4. Chẩn đoán    65
4.4.1. Chẩn đoán trước mổ    65
4.4.2. Chẩn đoán sau mổ    66
4.4.3. Biến chứng VTTĐT    67
4.5. Điều trị    67
4.5.1. Điều trị nội khoa    68
4.5.2. Điều trị ngoại khoa    69
KẾT LUẬN    74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình thể ngoài của đại tràng     3
Hình 1.2: Túi thừa hình vòng nhẫn     15
Hình 1.3: Hình ảnh túi thừa trên phim chụp cản quang     15
Hình 1.4: Hình ảnh TTĐT và VTTĐT qua nội soi ĐT     18
Hình 4.1: Hình ảnh VTTĐT phải. BN Phạm Đức Th, 49 T    61

 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    34
Bảng 3.2. Tiền sử mắc bệnh    34
Bảng 3.3. Tiền sử phẫu thuật    34
Bảng 3.4. Tiền sử các bệnh nội khoa    35
Bảng 3.5. Tỉ lệ đau bụng    35
Bảng  3.6. Tính chất đau bụng    36
Bảng 3.7. Rối loạn tiêu hóa    37
Bảng 3.8. Vị trí PUTB    38
Bảng 3.9. Triệu chứng sốt    38
Bảng 3.10. Số lượng BC    39
Bảng 3.11.Tỉ lệ chẩn đoán xác định túi thừa qua CT ổ bụng    39
Bảng 3.12. Vị trí túi thừa trên CT bụng    40
Bảng 3.13. Các dạng tổn thương qua chụp CT ổ bụng    40
Bảng 3.14. Số lượng túi thừa trên CT    41
Bảng 3.15. Siêu âm    41
Bảng 3.16. Các dạng tổn thương qua siêu âm    42
Bảng 3.17. Số lượng túi thừa trên siêu âm    42
Bảng 3.18. Vị trí túi thừa qua soi ĐT    43
Bảng 3.19. Số lượng túi thừa qua soi ĐT    43
Bảng 3.20. X-quang bụng không chuẩn bị    44
Bảng 3.21. Tổn thương trên phim X-quang    44
Bảng 3.22. Vị trí túi thừa    45
Bảng 3.23. Biến chứng viêm túi thừa    46
Bảng 3.24. Triệu chứng sốt trước vào viện ở nhóm BN điều trị nội    48
Bảng 3.25. Chẩn đoán trước mổ    49
Bảng 3.26. Chẩn đoán sau mổ    49
Bảng 3.27. Phương pháp mổ    50
Bảng 3.28. Mổ nội soi    50
Bảng 3.29. Biến chứng sớm sau mổ    51
Bảng 3.30. Kết quả sớm sau mổ    51
Bảng 3.31. Phân bố tuổi và vị trí của VTTĐTP    52
Bảng 3.32. Liên quan giữa biến chứng VTTĐT phải và vị trí    53
Bảng 3.33. Đặc điểm lâm sàng VTTĐT phải có biến chứng và không có biến chứng    54

Leave a Comment