ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT ĐIỀU TRỊ LOÉT MẠN TÍNH DO XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT ĐIỀU TRỊ LOÉT MẠN TÍNH DO XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT ĐIỀU TRỊ LOÉT MẠN TÍNH DO XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA
Hoàng Thanh Tuấn1, Vũ Quang Vinh1, Trịnh Tuấn Dũng2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 24 bệnh nhân (BN) có tổn thương loét mạn tính do xạ trị, được điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 10/2013 – 9/2017. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 5/19, nữ chiếm 79,2%. Tuổi trung bình là 56 ± 14,57. Tổn thương gặp nhiều nhất ở vùng ngực (12/24 BN = 50%). Kích thước ổ loét trung bình: 35,4 ± 36,8 cm2, kích thước tổn thương trung bình: 103,5 ± 76,3 cm2, kích thước tổn khuyết trung bình: 93,8 ± 76,5 cm2. Vạt che phủ sử dụng 5 vạt tại chỗ, 8 vạt có cuống liền, 11 vạt da nhánh xuyên,1 expander và 1 vạt vi phẫu, trong đó vạt cơ lưng to và vạt nhánh xuyên động mạch mông được sử dụng nhiều. Đóng kín nơi cho vạt: 8/20 trường hợp, 12 trường hợp cần ghép da. Tình trạng vạt sau mổ sống hoàn toàn: 24/26 vạt, tỷ lệ biến chứng chung tại chỗ sau mổ là 50%, trong đó 1 trường hợp hoại tử một phần và 1 trường hợp hoại tử toàn bộ. Liền vết thương: 22 BN, không liền: 2 BN, không gặp BN nào loét tái phát. Kết luận: Cần tiến hành cắt bỏ triệt để ổ loét và vùng thâm nhiễm xơ cứng đến tổ chức lành, sau đó che phủ ngay bằng các vạt được cấp máu tốt.

Xạ trị là một biện pháp được sử dụngchủ yếu trong điều trị ung thư, ước tính hằng năm có hơn 60% BN ung thư cần xạ trị [1]. Tuy nhiên, theo thống kê có tới 95% BN có biểu hiện tổn thương cấp tính tại vùng da chiếu xạ, trong đó, 5 – 15% BN[2] có tiến triển mạn tính dẫn đến teo đétda, thâm nhiễm, xơ cứng, giảm hoặc mấthoàn toàn phần phụ của da, thậm chí cóthể loét hoặc ung thư hóa… Tổn thương mạn tính sau xạ trị tiến triển âm ỉ, từ từ do tình trạng nhiễm khuẩn, thiếu thiểu dưỡng và xơ hóa tổ chức xung quanhlàm cho tổn thương ngày càng lan rộng và sâu xuống các cơ quan phía dưới vùngchiếu xạ. Phẫu thuật điều trị các vết loét do xạ trị đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên hiện nay trên thế giới vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho điều trị dạng tổn thương này và có nhiều quan điểm chưa thống nhất về phương pháp tạo hình tối ưu để che phủ tổn khuyết sau khi loại bỏ toàn bộ tổn thương. Tại Việt Nam, một số tác giả đã báo cáo kết quả về điều trị loét mạntính do xạ trị, tuy nhiên đa số là những nghiên cứu hồi cứu lại kết quả điều trị.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứunày nhằm: Đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ tri

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT ĐIỀU TRỊ LOÉT MẠN TÍNH DO XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA

Leave a Comment