Đánh giá kết quả tạo hình khe hở môi một bên toàn bộ bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu

Đánh giá kết quả tạo hình khe hở môi một bên toàn bộ bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu

Đánh giá kết quả tạo hình khe hở môi một bên toàn bộ bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu.Khe hở môi (KHM) và khe hở vòm miệng (KHVM) là những loại dị tật bẩm sinh rất phổ biến vùng hàm mặt. Thống kê trên thế giới cũng như ở Việt Nam tỷ lệ này thay đổi trong khoảng 1/700 – 1/1000, tùy theo vùng địa lý và dân tộc [1], [2], [3], [4]. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới năm 2000, trong khoảng 2 phút sẽ có một trẻ sinh ra bị dị tật khe hở môi hoặc khe hở vòm miệng [5]. Nghiên cứu của tác giả James A.O. năm 2009 tại Mỹ trong 3.989.527 trẻ sơ sinh, tỷ lệ trẻ bị KHM là 0,09% [6]. Ở Việt Nam, tình hình trẻ em bị KHM, KHVM chiếm tỷ lệ 0,1 – 0,2% trẻ sơ sinh [7].

Bên cạnh những thay đổi về cấu trúc giải phẫu tại chỗ như môi, mũi, cung hàm, cung răng, khe hở môi, khe hở vòm miệng bẩm sinh còn ảnh hưởng rất lớn đến chức năng (phát âm, ăn uống), sức khỏe và tâm lý của trẻ [8], [9]. Do đó, việc điều trị toàn diện cho bệnh nhân bị khe hở môi, vòm miệng bẩm sinh cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật tạo hình, nắn chỉnh răng, tai mũi họng, nhi khoa, bác sỹ dạy phát âm [7], [10], [11], [12].
Qua nhiều giai đoạn lịch sử, cùng với việc phát triển của chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thì có nhiều phương pháp tạo hình KHM được đề xuất và ngày càng hoàn thiện. Ở Việt Nam, nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế, kết quả phẫu thuật ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Phương pháp Millard là một phương pháp được các phẫu thuật viên ưa sử dụng vì nhiều ưu điểm như giấu sẹo vào đường tự nhiên như gờ nhân trung, nền mũi, có khả năng cuộn tròn cánh mũi tốt [13], [14]. Tuy nhiên phương pháp Millard cũng có nhược điểm như không bù được chiều cao da môi, sẹo co kéo sau phẫu thuật làm hếch cung Cupidon lên trên [15]. Để giải quyết nhược điểm, phương pháp Millard đã được cải tiến như sử dụng đường rạch nhỏ ở chân vách mũi nhằm làm tăng chiều cao môi bên khe hở, vạt tam giác nhỏ ở viền da làn môi đỏ nhằm làm tăng chiều dài và cắt ngang hướng co của sẹo [13], [16].
Bên cạnh đó, việc tạo hình mũi thì đầu cùng tạo hình môi đã được nhiều phẫu thuật viên quan tâm. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu ở Việt Nam trước đây, không phải tất cả đối tượng nghiên cứu đều được tạo hình mũi thì đầu, và các phương pháp tạo hình mũi vẫn còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên. Ngoài ra, việc đánh giá kết quả điều trị tạo hình môi mũi cũng cần một thang điểm chi tiết về các tổn thương thứ phát sau phẫu thuật. Một trong những thang điểm được sử dụng rộng rãi trên thế giới là thang điểm Mortier [17]. Thang điểm này đã đưa ra chi tiết từng hình thái tổn thương của môi và mũi sau phẫu thuật, từ đó giúp các nhà phẫu thuật đánh giá kết quả phẫu thuật chi tiết và chính xác hơn [17], [18]. Các hình thái tổn thương môi mũi sau phẫu thuật sẽ phản ánh các lỗi trong phẫu thuật, đặc biệt các giúp phát hiện các lỗi hay gặp. Từ đó, bác sỹ phẫu thuật sẽ tìm ra các phương án khắc phục nhằm đạt được các mục tiêu sau phẫu thuật tạo hình môi mũi.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả tạo hình khe hở môi một bên toàn bộ bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu” với hai mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân khe hở môi một bên toàn bộ tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2014 – 2015.
2.    Đánh giá kết quả tạo hình bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu ở bệnh nhân khe hở môi một bên toàn bộ.
MỤC LỤC Đánh giá kết quả tạo hình khe hở môi một bên toàn bộ bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục viết tắt
Danh mục hình ảnh, bảng, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1. Đặc điểm môi – mũi…………………………………………………………………….. 3
1.1.1. Giải phẫu môi mũi bình thường ……………………………………………… 3
1.1.2. Phôi thai học quá trình hình thành môi – vòm miệng ………………… 6
1.1.3. Thay đổi giải phẫu khe hở môi trên một bên toàn bộ ………………… 7
1.1.4. Cơ chế hình thành khe hở môi – vòm miệng…………………………….. 9
1.1.5. Phân loại khe hở môi – vòm miệng ……………………………………….. 11
1.2. Lịch sử các phương pháp tạo hình môi mũi………………………………….. 14
1.2.1. Lịch sử các phương pháp tạo hình môi trên thế giới ……………….. 14
1.2.2. Lịch sử các phương pháp tạo hình môi ở Việt Nam………………… 17
1.2.3. Lịch sử phẫu thuật tạo hình mũi thì đầu ở trẻ khe hở môi một bên
toàn bộ trên thế giới ……………………………………………………………. 18
1.2.4. Lịch sử phẫu thuật tạo hình mũi thì đầu ở trẻ khe hở môi một bên
toàn bộ ở Việt Nam …………………………………………………………….. 20
1.3. Nội dung phương pháp Millard cải tiến……………………………………….. 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ……………………………………………. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………… 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 232.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….. 23
2.2.2. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………… 24
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………….. 24
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin trước mổ…………………………………….. 24
2.2.5. Phương pháp phẫu thuật Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu. 28
2.2.6. Theo dõi và đánh giá kết quả sau phẫu thuật ………………………….. 33
2.3. Các sai số và biện pháp khắc phục sai số……………………………………… 37
2.4. Phân tích số liệu ……………………………………………………………………….. 37
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………….. 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 38
3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân khe hở môi một bên toàn bộ tại
bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2014 – 2015 …… 38
3.1.1. Tỷ lệ phân bố theo giới ……………………………………………………….. 38
3.1.2. Tuổi trung bình…………………………………………………………………… 39
3.1.3. Tỷ lệ phân bố theo vị trí ………………………………………………………. 39
3.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi theo độ nặng khe hở…………………… 40
3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi kèm khe hở cung hàm ………………… 41
3.1.6. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi kèm khe hở vòm miệng………………. 41
3.1.7. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi có cầu da theo độ nặng khe hở…….. 42
3.1.8. Độ chênh lệch chiều cao nhân trung theo độ nặng khe hở ……….. 43
3.1.9. Độ biến dạng cánh mũi theo độ nặng khe hở………………………….. 44
3.1.10. Độ lệch trụ mũi trung bình…………………………………………………. 44
3.2. Đánh giá kết quả tạo hình bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp
tạo hình mũi thì đầu ở bệnh nhân khe hở môi một bên toàn bộ ……… 45
3.2.1. Đánh giá kết quả sau 1 tuần …………………………………………………. 45
3.2.2. Kết quả sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng ……………………………………. 46
3.2.3. Kết quả chung sau phẫu thuật ………………………………………………. 55Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 56
4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân khe hở môi một bên toàn bộ tại bệnh
viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2014 – 2015…………… 56
4.1.1. Tỷ lệ phân bố theo giới, vị trí……………………………………………….. 56
4.1.2. Tuổi trung bình…………………………………………………………………… 56
4.1.3. Tỷ lệ phân bố theo độ nặng khe hở……………………………………….. 57
4.1.4. Tỷ lệ khe hở môi một bên toàn bộ kèm theo khe hở vòm miệng,
khe hở cung hàm, có cầu da…………………………………………………. 57
4.2. Đánh giá kết quả tạo hình bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp
tạo hình mũi thì đầu ở bệnh nhân khe hở môi một bên toàn bộ ……… 59
4.2.1. Đánh giá kết quả sau 1 tuần …………………………………………………. 59
4.2.2. Kết quả sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng ……………………………………. 60
4.2.3. Kết quả chung sau phẫu thuật ………………………………………………. 68
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 70
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại mức độ nặng của khe hở ………………………………………. 27
Bảng 2.2. Các điểm đánh dấu theo phương pháp Millard cải tiến ……………. 29
Bảng 2.3. Thang điểm Mortier ………………………………………………………….. 35
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật …………………………………………. 37
Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình …………………………………………………………….. 39
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi kèm khe hở vòm miệng……………… 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ phân bố độ chênh lệch chiều cao nhân trung theo độ nặng
khe hở………………………………………………………………………………. 43
Bảng 3.4. Độ lệch trụ mũi trung bình …………………………………………………. 44
Bảng 3.5. Tỷ lệ lành thương sau phẫu thuật…………………………………………. 45
Bảng 3.6. Tình trạng vạt sau phẫu thuật………………………………………………. 45
Bảng 3.7. Hình thể nhân trung sau phẫu thuật ……………………………………… 49
Bảng 3.8. Hình thể trụ mũi sau phẫu thuật theo độ nặng của khe hở……….. 52
Bảng 3.9. Kết quả chung sau phẫu thuật theo độ nặng của khe hở………….. 55DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới ……………………………………………………………. 38
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo vị trí…………………………………………………………… 39
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi theo độ nặng khe hở……………….. 40
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi kèm khe hở cung hàm…………….. 41
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân khe hở môi có cầu da theo độ nặng khe hở … 42
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ phân bố độ biến dạng cánh mũi theo độ nặng khe hở ….. 44
Biểu đồ 3.7. Hình thể môi đỏ sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng ……. 46
Biểu đồ 3.8. Hình thể ngách tiền đình sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng……………………………………………………………………………… 47
Biểu đồ 3.9. Hình thể môi trắng sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
theo độ nặng của khe hở ………………………………………………….. 48
Biểu đồ 3.10. Hình thái sẹo sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng………… 50
Biểu đồ 3.11. Hình thể nền mũi sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng ….. 51
Biểu đồ 3.12. Hình thể cánh mũi sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng … 53
Biểu đồ 3.13. Kết quả lỗ rò, tổn khuyết thứ phát sau phẫu thuật……………….. 54DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hình thể ngoài môi – mũi ……………………………………………………. 4
Hình 1.2: Giải phẫu cơ môi mũi bình thường ………………………………………. 6
Hình 1.3: Thay đổi cơ vòng môi ở khe hở môi …………………………………….. 8
Hình 1.4: Biến dạng sụn cánh mũi ở khe hở môi một bên toàn bộ ………….. 9
Hình 1.5: Sơ đồ chữ Y của Kernahan ………………………………………………… 13
Hình 1.6: Sơ đồ chữ Y cải tiến của Millard ……………………………………….. 13
Hình 1.7: Tạo hình môi bằng vạt tứ giác (Le Mesurier) ………………………. 15
Hình 1.8: Tạo hình môi bằng vạt tam giác (Tennison) ………………………… 15
Hình 1.9: Phương pháp Millard (cổ điển) ………………………………………….. 16
Hình 1.10: Phương pháp tạo hình mũi của Bardach ……………………………… 19
Hình 1.11: Phương pháp Millard (cổ điển) ………………………………………….. 20
Hình 1.12: Phương pháp Millard thêm đường Back-cut ………………………… 21
Hình 1.13: Phương pháp Millard vạt chèn tam giác ……………………………… 21
Hình 1.14: Tạo hình chữ Z …………………………………………………………………. 22
Hình 2.1: Yêu cầu tư thế bệnh nhân ………………………………………………….. 25
Hình 2.2: Yêu cầu tư thế bệnh nhân ………………………………………………….. 25
Hình 2.3: Tư thế đầu ……………………………………………………………………….. 25
Hình 2.4: Tư thế bệnh nhân ……………………………………………………………… 26
Hình 2.5: Sơ đồ tính điểm mức độ nặng của khe hở ……………………………. 27
Hình 2.6: Kỹ thuật đo độ lệch trụ mũi ……………………………………………….. 28
Hình 2.7: Các điểm mốc giải phẫu khe hở môi …………………………………… 28
Hình 2.8: Các đường rạch tạo vạt ……………………………………………………… 30
Hình 2.9: Rạch bóc tách cơ vòng môi ……………………………………………….. 30
Hình 2.10: Bóc tách giải phóng cơ vòng môi ……………………………………….. 30
Hình 2.11: Bóc tách giải phóng sụn cánh mũi ……………………………………… 31Hình 2.12: Khâu phục hồi nền mũi …………………………………………………….. 32
Hình 2.13: Khâu phục hồi cơ vòng môi ………………………………………………. 32
Hình 2.14: Tạo hình môi theo Millard kết hợp với tạo hình chữ Z …………. 32
Hình 2.15: Khâu tạo hình mũi ……………………………………………………………. 33
Hình 4.1: Tạo hình ngách tiền đình……………………………………………………. 61
Hình 4.2: Vạt chữ Z trên đường viền da – môi…………………………………….. 62
Hình 4.3: Vạt niêm mạc ở bờ ngoài khe hở tạo niêm mạc nền mũi………… 64
Hình 4.4: Bóc tách sụn cánh mũi và sụn vách ngăn……………………………… 67
Hình 4.5: Khâu định hướng sụn cánh mũi, sụn vách ngăn. …………………… 

Leave a Comment