ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN BẢO TỒN DÂY CHẰNG CHÉO SAU

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN BẢO TỒN DÂY CHẰNG CHÉO SAU

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN BẢO TỒN DÂY CHẰNG CHÉO SAU
Vũ Trường Thịnh1,2, Nguyễn Xuân Thùy1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá hiệu qủa phẫu thuật thay khớp gối toàn phần bảo tồn dây chằng chéo sau tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu không đối chứng trên 39 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp gối toàn phần bảo tồn dây chằng chéo sau từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018.Kết quả: Đa số bệnh nhân là nữ giới (92%), và tổn thương chủ yếu ởgối trái (59%). Tỷ lệ không đau/đau ít sau mổ theo thang điểm VAS là 95%, biên độ vận động khớp gối sau mổ là 110,5 ± 3,8 độ.Kết luận: Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần sử dụng loại khớp bảo tồn dây chằng chéo sau mang lại kết quả giảm đau tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối giai đoạn 3,4. Phẫu thuật kết hợp với giảm đau sau mổ và phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính thường gặp.Tổn thương đặc trưng của thoái hóa khớp gối (THKG) là  thoái  hóamấtsụn theo thời gian, gây mòn và rách sụn khớp, làm bệnh nhân đau khi đi lại thậm chí tàn phế[1]. Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh theo từng giai đoạn, trong đó thay khớp gối toàn phần là biện pháp điều trị khi bệnh ở giai đoạn nặng hoặc các biện pháp điều trị trước đó không còn hiệu quả.Loại khớp gối bảo tồn dây chằng chéo sau giúp cắt xương tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật thay lại khớp gối sau này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành  nghiên cứu  nhằm đánh giá hiệu quả  của phương pháp này tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hóa khớp gối, thay khớp gối nhân tạo

Tài liệu tham khảo
1. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2000). Điều trị thoái hoá khớp và cột sống. Điều trị học nội khoa, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, 212-224. 
2. Jong Lee (2012). Individualized total knee arthroplasty, improvingaccuracy in knee arthroplasty, 1, 289-304. 
3. Đặng Hồng Hoa (1997). Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hư khớp gối, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
4. Cận Thị Ánh Tuyết (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh siêu âm khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y. 
5. Wulker.N, Lambermont.J.P, Sacchetti.L et al (2010). A prospective randomized study of minimally invasive total knee arthroplasty compared with conventional surgery. The Journal of Bone and Joint Surgery, 92, 1584-1590. 
6. Kohn, M. D., Sassoon, A. A., & Fernando, N. D. (2016). Classifications in brief: Kellgren-Lawrence classification of osteoarthritis. Clinical Orthopaedics and Related Research®, 474(8), 1886-1893. 
7. Vittorio Calvisi, Alessandro Paglia, Norman Ciprietti (2018). Cruciate-Retaining Total Knee Arthroplasty. Primary Total Knee Arthroplasty, IntechOpen, London. 
8. Trần Trung Dũng, Đoàn Việt Quân (2012). Nhận xét kết quả phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối tại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Tạp chíY học thực hành, 810-3, 20-22. 
9. Phạm Chí Lăng (2008). Kết quả ban đầu điều trị thoái hóa khớp gối bằng thay khớp gối nhân tạo kiểu xoay. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12-1, 7-12 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN BẢO TỒN DÂY CHẰNG CHÉO SAU

Leave a Comment