ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TOÀN BỘ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG (APP) HỖ TRỢ CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TOÀN BỘ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG (APP) HỖ TRỢ CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TOÀN BỘ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG (APP) HỖ TRỢ CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
Đào Việt Hằng1,2,3, Lê Quang Hưng2, Đào Viết Quân2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Nội soi – Bệnh viện đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ làm sạch đại tràng ở nhóm bệnh nhân được sử dụng ứng dụng (app) hỗ trợ chuẩn bị nội soi đại tràng (NSĐT) trên điện thoại thông minh. Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng, mù đơn, có nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu trên 432 người bệnh (235 nhóm chứng và 197 người dùng app) cho thấy người bệnh tuân thủ hướng dẫn chuẩn bị đại tràng (HDCBĐT), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm: tỷ lệ uống đủ thuốc (97%), uống đủ nước (94,2%), tuân thủ đi lại (92,1%), tuân thủ xoa bụng (67,8%). Tỷ lệ bệnh nhân uống thuốc theo đúng thời gian hướng dẫn (2-3 giờ) ở cả 2 nhóm là 72,1%, nhóm can thiệp (75,5%) cao hơn nhóm không can thiệp (69,2%), p=0,033. Tỷ lệ người bệnh đủ điều kiện NSĐT ở nhóm can thiệp (95,9%) thấp hơn nhóm chứng (98,7%), p>0,05. Mức độ sạch đại tràng được người bệnh tự đánh giá ở lần đi vệ sinh cuối cùng đạt tiêu chuẩn ở nhóm chứng (92,3%) thấp hơn nhóm can thiệp (95,4%), p=0,009. Tổng điểm BBPS trung bình ở nhóm can thiệp (7,41±1,15) cao hơn so với nhóm chứng (7,12±1,18), (p>0,05). Tuy nhiên khi đánh giá từng đoạn của đại tràng, điểm BBPS ở đại tràng phải và đại tràng trái ở nhóm can thiệp đều cao hơn nhóm chứng (p<0,05). Sử dụng app hỗ trợ làm sạch đại tràng bước đầu cho thấy khả năng áp dụng cao và nâng cao hiệu quả cho quá trình chuẩn bị.

Tại Việt Nam, ung thư đại tràng là một trong những  bệnh  lý  ác  tính  phổ  biến  nhất  với  gần 15.000 ca mắc mới, theo số liệu được ghi nhận trong năm 2018 [1]. Nội soi đại tràng (NSĐT) là phương  pháp  thăm  dò  quan  trọng  trong  chẩn đoán các bệnh lý của đường tiêu hóa dưới, đặc biệt là polyp và ung thư đại tràng các giai đoạn. Ngoài ra đây còn là phương pháp giúp sinh thiết và can thiệp qua nội soi cho những tổn thương phù hợp. Để đảm bảo thủ thuật nội soi diễn ra thành  công  và  đạt  hiệu  quả,  người  bệnh  cần phải thực hiện rất nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng bao gồm chế độ ăn trước nội soi và làm sạch đại tràng [2, 3]. Chính vì vậy, việc cung cấp thông tin  cho  bệnh  nhân/người  nhà  và  hướng  dẫn chuẩn bị đại tràng (HDCBĐT) đóng vai trò rất quan trọng. Để hỗ trợ người bệnh/người nhà chủ động tham gia vào quá trình chuẩn bị đại tràng, nhiều nơi trên thế giới đã phát triển và đưa vào triển khai ứng dụng điện thoại thông minh[3].Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các  phác  đồ  khác  nhau  trong  chuẩn  bị  NSĐT trong đó ghi nhận mối liên quan giữa quá trình chuẩn bị, thời gian uống thuốc với mức độ sạch trên  nội  soi  cũng  như  một  số  tác  dụng  không mong muốn có thể gặp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có ứng dụng hỗ trợ chuẩn bị đại tràng (CBĐT) trên điện thoại thông minh được xây dựng với các hướng dẫn phù hợp  với  hoàn  cảnh cụ thể của từng đơn vị và dành riêng cho người bệnh tại Việt Nam cũng như khảo sát tính khả thi và hiệu quả khi áp dụng thực tế. Cuối năm 2019, chúng tôi đã tiến  hành  một  khảo  sát  tại  Trung  tâm  nội  soi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Phòng khám đa khoa Hoàng Long về nhu cầu được hỗ trợ bằng ứng dụng điện thoại thông minh trong quá trình chuẩn bị NSĐT của người bệnh. Kết quả ghi nhận 31,1%  đối  tượng  còn  gặp  khó  khăn  trong  quá trình CBĐT và 88,4% sẵn sàng sử dụng ứng dụng hỗ trợ CBĐT [4]. Từ đây, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật đã xây dựng ứng dụng trên điện thoại thông minh (app) để hỗ trợ cho quy trình này. Tiếp theo đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá  mức  độ  làm  sạch  đại  tràng  của  quá  trình chuẩn bị nội soi đại tràng toàn bộ trên bệnh nhân được hướng dẫn bởi ứng dụng hỗ trợ chuẩn bị đại tràng trên điện thoại thông minh. 

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi đại tràng, chuẩn bị đại tràng, ứng dụng điện thoại thông minh

Tài liệu tham khảo
1. World Health Organization, Global cancer observatory in Vietnam 2018. 2019, International Agency for research on cancer. 
2. Sharara, A.I., et al., A Customized Mobile Application in Colonoscopy Preparation: A Randomized Controlled Trial. Clinical and Translational Gastroenterology, 2017. 8(1): p. e211. 
3. Desai, M., et al., Use of smartphone applications to improve quality of bowel preparation for colonoscopy: a systematic review and meta-analysis. Endoscopy International Open, 2019. 07(02): p. E216-E224. 
4. Đào Việt Hằng, Trần Thị Thanh Lịch, and Đào Viết Quân, Đánh giá mức độ hài lòng và khảo sát nhu cầu về ứng dụng hướng dẫn chuẩn bị nội soi đại tràng trên điện thoại thông minh Y học thực hành, 2020. 1124(Số 1/2020): p. 10-13. 
5. Đào Viết Quân, Đỗ Thị Việt Phương, and Hoàng Anh Tú, Đánh giá hiệu quả làm sạch của Fleet phosphor soda so với Fortrans trên người bệnh có chỉ định nội soi đại tràng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2017, Đề tài cơ sở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 
6. Lai, E.J., et al., The Boston bowel preparation scale: a valid and reliable instrument for colonoscopy-oriented research. Gastrointest Endosc, 2009. 69(3 Pt 2): p. 620-5. 
7. Hassan, C., et al., Bowel preparation for colonoscopy: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline – Update 2019. Endoscopy, 2019. 51(08): p. 775-794. 
8. Chan, W.K., et al., Appointment waiting times and education level influence the quality of bowel preparation in adult patients undergoing colonoscopy. BMC Gastroenterol, 2011. 11: p. 86. 

https://thuvieny.com/danh-gia-muc-do-lam-sach-dai-trang-tren-benh-nhan-noi-soi-dai-trang-toan-bo-su-dung-ung-dung-app/

Leave a Comment