Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên động vật thực nghiệm
Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên động vật thực nghiệm
Trần Thái Hà, Đỗ Thị Hường
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên thực nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm, có đối chiếu với nhóm chứng. Khảo sát tác dụng chống viêm trực tràng trên mô hình chuột cống trắng gây trĩ, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 0,7 g/kg/ngày và 1,4 g/kg/ngày, mức độ viêm tại chỗ được đánh giá bởi hình ảnh đại thể, chỉ số trực tràng, mức độ thoát mạch vào mô trực tràng xác định bằng lượng xanh evans (evans blue) có trong mô trực tràng, và hình ảnh vi thể của trực tràng.Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 1,2 g/kg/ngày và 2,4 g/kg/ngày trên chuột nhắt (tương đương liều dùng trên lâm sàng và gấp 2 liều lâm sàng) để nghiên cứu tác dụng giảm đau trên thực nghiệm. Đánh giá tác dụng cầm máu trên mô hình gây chảy máu do cắt đuôi chuột cống trắng, “Viên trĩ HV” được dùng ở liều 0,7 g/kg/ngày và 1,4 g/kg/ngày, tác dụng cầm máu được đánh giá dựa trên thời gian chảy máu và lượng máu mất. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nang cứng “Viên trĩ HV” dùng liều 0,7 g/kg/ngày và 1,4 g/kg/ngày có tác dụng chống viêm trên mô hình gây trĩ ở chuột cống trắng bằng dung dịch croton oil và có tác dụng cầm máu, làm rút ngắn thời gian chảy máu, tác dụng này của chế phẩm tương đương với thuốc tham chiếu carbazochrom 12mg/kg/ngày. Viên nang cứng “Viên trĩ HV” dùng trên chuột nhắt trắng liều 1,2 g/kg/ ngày và 2,4 g/kg/ngày làm giảm đau rõ rệt trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. Nghiên cứu có thể kết luận “Viên trĩ HV” có tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu trên thực nghiệm.
Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.¹ Bệnh trĩ tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng.² Tại Hoa Kỳ, bệnh trĩ là bệnh lý tiêu hóa được chẩn đoán ngoại trú đứng hàng thứ tư, chiếm 3,3 triệu lượt khám cấp cứu.³ Trên toàn cầu, nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để đánh giá mức độ phổ biến của bệnh trĩ. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn ở Úc (38,93%), tiếp theo là Israel (16%) và Hàn Quốc (14,4%).4,5 Tỷ lệ bệnh trĩ ở Ai Cập được soi ruột già là 18%.⁶ Tại Việt Nam, theo nhiều báo cáo, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Điều tra dịch tễ học của Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự ở 5 tỉnh miền Bắc phát hiện được 1446/2651 người dân mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 55%.⁷ Theo Y học hiện đại điều trị bệnh trĩ có thể bằng nội khoa, thủ thuật, phẫu thuật. Các phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền cũng rất đa dạng:
Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau và cầm máu của “Viên trĩ HV” trên động vật thực nghiệm