Đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau và độc tính cấp trên thực nghiệm của bài thuốc Phong Thấp Thang

Đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau và độc tính cấp trên thực nghiệm của bài thuốc Phong Thấp Thang

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau và độc tính cấp trên thực nghiệm của bài thuốc Phong Thấp Thang.Viêm là phản ứng của cơ thể tại mô liên kết – một mô có mặt ở mọi cơ quan – biểu hiện bằng sự thực bào tại chỗ, có tác dụng loại trừ tác nhân gây viêm và sửa chữa tổn thương; đồng thời kèm những biểu hiện bệnh lý. Đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu liên quan đến tổn thương mô thực tế hoặc tiềm năng, đây là một trải nghiệm cá nhân bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau bởi các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Do vậy khi cơ thể xuất hiện bệnh lý liên quan đến đau và viêm thường đem lại cảm giác khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống [1][2].
Với sự phát triển của YHHĐ nhiều loại thuốc chống viêm giảm đau đã được ứng dụng trên lâm sàng: Thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), Glucocorticoid. Kết hợp một số phương pháp không dùng thuốc như: Phục hồi chức năng (vật lý trị liệu, siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại, tắm suối khoáng…), tập luyện (bao gồm cả tập vận động và thụ động)…giúp cho tình trạng viêm đau giảm đi đem lại hiệu quả đáng kể, có ý nghĩa về mặt thời gian trong sự tiến triển của bệnh [3].


Theo YHCT, hiện tượng “bất thông tắc thống” nghĩa là cơ chế biểu hiện bởi khí huyết trong kinh mạch không lưu thông thông suốt mà gây đau. Viêm không có trong y văn của YHCT nhưng khi đau mà có sưng, nóng, đỏ hoặc không đỏ nghĩa là quá trình viêm đã diễn ra, thuộc về thấp nhiệt tý chứng. Như vậy là đau thường đi kèm với viêm trong các bệnh lý đặc biệt là viêm khớp, thuốc phạm vi chứng tý theo YHCT. Nguyên nhân thường gặp do khí trệ, huyết ứ, khí uất, hàn ngưng, huyết hư, đàm ứ, thận hư. Muốn chữa đau, viêm thì phải khu tà, kết hợp hành khí, hoạt huyết, chỉ thống và phương pháp không dùng thuốc khác như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công chủ yếu làm thông kinh lạc, điều hoà âm dương, khí huyết [4].
Bài thuốc “Phong Thấp Thang” được chúng tôi đặt từ bài thuốc có tên ban đầu là “Thuốc Phong Thấp” được thầy thuốc đông y tỉnh Thái Nguyên sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp, được thu thập thông qua đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ y tế công bố trong bài báo “Công năng, chủ trị của một số bài thuốc Nam thường dùng” số 1B tháng 12/2023 Tạp chí y học Việt Nam. Bài thuốc bao gồm các vị thuốc:
Dây chiều, Cà gai leo, Vỏ cây gạo, Dây xấu hổ. Một trong số các vị thuốc trên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam để chữa chứng xương khớp đau nhức như Dây xấu hổ, Dây chiều trong bài thuốc Cao Phong Thấp; Cà gai leo, Dây chiều trong bài Thang Trị Phong Thấp; Vỏ cây gạo trong bài Viên Mã Tiền [5][6].
Cùng với cơ chế Lý-Pháp-Phương-Dược của YHCT, các vị thuốc sẽ là minh chứng khoa học cho YHHĐ của phương thuốc cổ truyền. Bài thuốc “Phong Thấp Thang” là bước đầu trong lộ trình phát triển sản phẩm từ bài thuốc cổ truyền, nhằm tiếp cận nhanh nhất tới người có bệnh lý về đau, viêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau cũng như độc tính cấp đối với bài thuốc này. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tác dụng chống viêm giảm đau và độc tính cấp trên thực nghiệm của bài thuốc Phong Thấp Thang” được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc Phong Thấp Thang.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau trên thực nghiệm của bài thuốc Phong Thấp Thang

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3
1.1. Tổng quan về viêm …………………………………………………………………………………3
1.1.1. Khái niệm………………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Nguyên nhân……………………………………………………………………………………4
1.1.3. Phân loại …………………………………………………………………………………………4
1.2. Tổng quan về đau…………………………………………………………………………………..8
1.2.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………………………8
1.2.2. Cơ chế đau ………………………………………………………………………………………9
1.2.3. Các loại đau …………………………………………………………………………………..10
1.3. Tổng quan viêm và đau theo y học cổ truyền…………………………………………12
1.3.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo y học cổ truyền………………………….12
1.3.2. Các thể lâm sàng và điều trị……………………………………………………………..13
1.4. Tổng quan về bài thuốc “Phong Thấp Thang” ………………………………………16
1.4.1. Nguồn gốc xuất xứ………………………………………………………………………….16
1.4.2. Thành phần bài thuốc………………………………………………………………………16
1.4.3. Các nghiên cứu của bài thuốc…………………………………………………………..20
1.4.4. Phân tích bài thuốc theo tác dụng y học cổ truyền ………………………………21
1.5. Tổng quan mô hình chống viêm, giảm đau nghiên cứu trên động vật………….21
1.5.1 Đánh giá tác dụng chống viêm cấp…………………………………………………….21
1.5.2. Đánh giá tác dụng chống viêm mạn ………………………………………………….24
1.5.3. Đánh giá tác dụng giảm đau trung ương…………………………………………….26
1.5.4. Đánh giá tác dụng giảm đau ngoại biên …………………………………………….27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….29
2.1. Bài thuốc Phong Thấp Thang ……………………………………………………………….29
2.1.1. Công thức bài thuốc………………………………………………………………………..29
2.1.2. Quy trình bào chế……………………………………………………………………………29
2.1.3. Dạng bào chế …………………………………………………………………………………312.1.4. Thuốc đối chứng và hóa chất trong nghiên cứu ………………………………….31
2.1.5. Các vật liệu và phương tiện khác………………………………………………………31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….32
2.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………32
2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………32
2.4.1. Nghiên cứu độc tính cấp ………………………………………………………………….32
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm ……………………………………………………..35
2.4.3. Nghiên cứu tác dụng giảm đau …………………………………………………………37
2.5. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………….39
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………….39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..40
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp …………………………………………………………..40
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau …………………………………………………40
3.2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau trung ương……………………………..56
3.2.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau ngoại biên………………………………57
3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm………………………………………………56
3.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp…………………………………….40
3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn……………………………………48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..61
4.1. Độc tính cấp của bài thuốc Phong Thấp Thang ……………………………………..61
4.2. Tác dụng giảm đau, chống viêm của dịch chiết bài thuốc Phong Thấp
Thang…………………………………………………………………………………………………………62
4.2.1. Về tác dụng giảm đau ……………………………………………………………………..62
4.2.2. Về tác dụng chống viêm ………………………………………………………………….67
4.3. Tác dụng giảm đau, chống viêm theo Y học cổ truyền………………….. 70
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 73
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Công thức bài thuốc nghiên cứu……………………………………………………….29
Bảng 3.1. Kết quả độc tính cấp của bài thuốc “Phong Thấp Thang” ……………………40
Bảng 3.2. Ảnh hưởng Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 1 giờ gây viêm
bằng Carragenan ………………………………………………………………………….41
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 2 giờ gây
viêm bằng carrageenan………………………………………………………………….42
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 4 giờ gây
viêm bằng carragenan……………………………………………………………………43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 6 giờ gây
viêm bằng carragenan……………………………………………………………………44
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 24 giờ gây
viêm bằng carragenan……………………………………………………………………45
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 48 giờ gây
viêm bằng carragenan……………………………………………………………………46
Bảng 3.8. Mức độ giảm phù bàn chân chuột …………………………………………………….47
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 2 ngày gây
viêm bằng FCA…………………………………………………………………………….49
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 7 ngày gây
viêm bằng FCA…………………………………………………………………………….50
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 14 ngày gây
viêm bằng FCA…………………………………………………………………………….51
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 21 ngày gây
viêm bằng FCA…………………………………………………………………………….52
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới độ phù chân chuột sau 28 ngày gây
viêm bằng FCA…………………………………………………………………………….53
Bảng 3.14. Mức độ giảm phù viêm mạn bàn chân chuột ……………………………………54Bảng 3.15. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang tới thời gian phản ứng với nhiệt của
chuột nhắt trắng ……………………………………………………………………………56
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang đến sự giảm số cơn đau quặn ở chuột
nhắt trắng trong mỗi 5 phút sau tiêm acid acetic……………………………….58
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của Phong Thấp Thang đến tỷ lệ giảm số cơn đau quặn ở chuột
nhắt trắng trong mỗi 5 phút sau tiêm acid acetic …………………………………..59DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giảm phù ở các nhóm trong mô hình chống viêm cấp…………………….48
Biểu đồ 3.2: Mức độ giảm phù ở các nhóm trong mô hình chống viêm mạn……………….55
Biểu đồ 3.3: Thời gian đáp ứng đau của các nhóm trong mô hình nhúng đuôi……..57
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ giảm số cơn đau quặn trong mỗi 5 phút sau tiêm acid acetic …..6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment