Đánh giá tác dụng của điện châm , thủy châm kết hợp tập dưỡng sinh trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ
Luận án tiến sĩ y học Đánh giá tác dụng của điện châm , thủy châm kết hợp tập dưỡng sinh trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm [1],[2]. Nguyên nhân thường gặp là do thoái hóa cột sống cổ với biểu hiện lâm sàng là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [3],[4],[5]. Bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đắn sẽ tiến triển thành từng đợt nặng dần, có thể dẫn đến chèn ép rễ, tủy gây đau hoặc tàn phế.Là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoặc mất khả năng lao động và hiệu quả công việc ở người trưởng thành, vì vậy việc điều trị bệnh lý này đang ngày càng được quan tâm tại các cơ sở y tế [1].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân, tỷ lệ mắc THCSC đứng thứ hai sau THCSTL và chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp[6]. Theo số liệu tại Hoa Kỳ hàng năm có khoảng 21 triệu người mắc bệnh thoái hóa khớp trong đó có 4 triệu người phải nhập viện điều trị và riêng đối với THCSC đã tiêu tốn hơn 40 triệu USD/năm.[7]
Theo Y học cổ truyền (YHCT), hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý đã được mô tả rất rõ ràng trong các y văn cổ. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ thể nhân khi chính khí hư suy, làm khí huyết vận hành trong kinh lạc bị trở trệ không thông mà sinh bệnh. Phép chữa phải khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, đuổi tà khí, làm cho khí huyết lưu thông [8].
Về điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như: Y học hiện đại chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng kết hợp điều trị nội khoa với các phương pháp vật lý trị liệu như tập vận động, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm, kéo giãn cột sống….)
Theo Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp điều trị chứng bệnh này như dùng thuốc, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt…đã được Bộ y tế xây dựng thành quy trình kỹ thuật [9] Trong đó phương pháp dưỡng sinh dùng bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc của YHCT đã được nhiều thầy thuốc sử dụng. Phương pháp dưỡng sinh không chỉ có vai trò trong điều trị bệnh đặc biệt là các bệnh mạn tính mà còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tạo tinh thần lạc quan, thoải mái và kéo dài tuổi thọ. Với mong muốn nâng cao hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do THCS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của điện châm , thủy châm kết hợp tập dưỡng sinh trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị của điện châm, thuỷ châm kết hợp bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hội chứng cổ vai tay theo Y học hiện đại. 3
1.1.1 Đại cương 3
1.1.2. Cấu tạo giải phẩu 3
1.1.3. Chức năng cột sống cổ 6
1.1.4. Nguyên nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa đốt sống cổ. 6
1.1.5. Cơ chế gây đau cổ vai cánh tay 7
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng cổ vai tay 7
1.1.7. Điều trị hội chứng cổ vai tay theo YHHĐ 10
1.1.8. Dự phòng 11
1.2. Hội chứng cổ vai cánh tay theo Y học cổ truyền 11
1.2.1. Bệnh danh 11
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 12
1.2.3. Các thể lâm sàng 12
1.3. Tổng quan về phương pháp Nghiên cứu 13
1.3.1. Phương pháp điện châm 13
1.3.2. Phương pháp dưỡng sinh theo YHCT 15
1.3.3. Phương pháp thủy châm 19
1.3.3.4. Tổng quan về thuốc Supvizyn 20
1.4. Một số nghiên cứu điều trị hội chứng cổ vai cánh tay 20
1.4.1. Trên Thế giới 20
1.4.2. Tại Việt Nam 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Phương tiện nghiên cứu 22
2.1.1. Công thức huyệt 22
2.1.2. Thuốc thủy châm 22
2.1.3. Bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng gồm các động tác: thư giãn, thở 4 thì, Ưỡn cổ, xoa cổ, xem xa xem gần, tay co lại rút ra phía sau,thư giãn. 23
2.1.4. Chất liệu nghiên cứu 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 25
2.3.3. Quy trình nghiên cứu 26
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 29
2.4.1. Chỉ tiêu đặc điểm chung: 29
2.4.2. Chỉ tiêu lâm sàng 29
2.4.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng 29
2.4.4. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu 29
2.5. Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị. 32
2.6. Theo dõi và đánh giá tác dụng không mong muốn 33
2.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số 33
2.8. Phương pháp xử lý số liệu 34
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 36
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 38
3.2.1. Đánh giá cải thiện đau theo thang điểm Vas 38
3.2. Đánh giá kết quả điều trị 39
3.2.3. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ 39
3.2.4. Đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày 41
3.2.5. Kết quả điều trị chung 42
3.3. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 43
CHƯƠNG 4 46
BÀN LUẬN 46
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46
4.1.1. Tuổi- Giới 46
4.1.2. Nghề nghiệp 47
4.1.3. Thời gian mắc bệnh 48
4.1.4. Đặc điểm phim chụp X-quang thường quy 48
4.2. Kết quả nghiên cứu 49
4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS 49
4.2.2. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ 51
4.2.3. Hiệu quả giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày 54
4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị 57
4.3.1. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị 57
KẾT LUẬN 64
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS 30
Bảng 2.2.Tầm vận động cộ sống cổ sinh lý và bệnh lý 31
Bảng 2.3. Đánh giá hội chứng rễ 32
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả chung sau điều trị 32
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 47
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 47
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 48
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 48
Bảng 3.5. Đặc điểm phim chụp X-quang thường quy 49
Bảng 3.6. Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS 49
Bảng 3.7. Biến đổi các động tác vận động cột sống cổ trước và sau điều trị 50
Bảng 3.8. Biến đổi tầm vận động cột sống cổ trước và sau điều trị 51
Bảng 3.9. Biến đổi chức năng sinh hoạt hàng ngày theo bảng câu hỏi NPQ 52
Bảng 3.10. Đánh giá kết quả chung sau điều trị 53
Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 53
Bảng 3.12. Biến đổi một số dấu hiệu sinh tồn 54
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nhóm tuổi của bệnh nhân và thời gian điều trị 54
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa giới tính của bệnh nhân và thời gian điều trị 55
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và thời gian điều trị 55
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thang điểm Vas và thời gian điều trị 56
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tầm vận động cột sống và thời gian điều trị 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các đốt sống cổ 3
Hình 1.2. Hình ảnh cột sống cổ trên phim X-quang thẳng và nghiêng 4
Hình 1.3. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim X-quang tư chế chếch 3/4 4
Hình 1.4. Hình mô phỏng thoái hóa cột sống 7
Hình 1.5. X-quang cột sống cổ bị thoái hóa 9
Hình 2.1. Máy điện châm M8 23
Hình 2.2. Thước đo Visual analogue scale (VAS) 24
Hình 2.3. Thước đo tầm vận động cột sống cổ 30
Nguồn: https://luanvanyhoc.com