Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị mất ngủ

Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị mất ngủ

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị mất ngủ.Mất ngủ từ lâu đã là một vấn đề phổ biến về rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ được đánh dấu bằng sự khó khăn trong việc bắt đầu, duy trì giấc ngủ hoặc khi giấc ngủ không đạt được hay có chất lượng kém, mặc dù có đủ thời gian và cơ hội để tạo ra giấc ngủ [1], [2]. Ngoài ra mất ngủ còn đặc trưng bởi tình trạng không mong muốn và, hoặc thức dậy sớm hơn ba lần một tuần trong hơn 3 tháng và suy giảm giấc ngủ ban ngày làm ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức [3], [4].
Viện Hàn lâm Y học giấc ngủ Hoa Kỳ (American academy sleep medicine – AASM) năm 2008 gọi chứng mất ngủ là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng [5]. Theo Bùi Quang Huy, tại Việt Nam có khoảng 30% đến 45% bệnh nhân trưởng thành bị mất ngủ hàng năm [6].
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược cơ thể nặng, làm giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ… [7]. Những công trình nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy chứng mất ngủ thường kèm theo các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp,… tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội [8].


Hiện nay để điều trị mất ngủ chủ yếu là kết hợp điều trị nội khoa với liệu pháp tâm lý. Y học hiện đại (YHHĐ) sử dụng các thuốc chống lo âu trầm cảm, chống động kinh, an thần, kết hợp với tư vấn, vệ sinh giấc ngủ, tập luyện vận động, kỹ thuật thư giãn luyện tập để điều trị mất ngủ [9]. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc YHHĐ trên lâm sàng không phải là lựa chọn hàng đầu trong điều trị mất ngủ do việc sử dụng thuốc ngủ kéo dài có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn.
Mất ngủ theo Y học cổ truyền (YHCT) thuộc chứng “Thất miên”, “Bất mị”, “Bất đắc miên”, … Nguyên nhân từ các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận 
Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ như các vị thuốc, bài thuốc, khí công, dưỡng sinh, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, nhĩ châm và cấy chỉ. Cấy chỉ là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT, phương pháp này dễ thực hiện, mang lại hiệu quả điều trị cao [11]. Trên cơ sở biện chứng luận trị chứng thất miên tương ứng với nhóm huyệt: Tâm du, Tỳ du, Thận du, Thần môn, Tam âm giao thuộc hai thể Tâm Tỳ hư và Tâm Thận bất giao của YHCT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trong điều trị mất ngủ” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mất ngủ của bệnh nhân điều
trị tại Bệnh viện YHCT Trung ương.
2. Đánh giá tác dụng của cấy chỉ trong điều trị mất ngủ và theo dõi
tác dụng không mong muốn của phương pháp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Giấc ngủ bình thƣờng…………………………………………………………………… 3
1.1.1. Sinh lý giấc ngủ……………………………………………………………………… 3
1.1.2. Các giai đoạn của giấc ngủ ……………………………………………………… 3
1.1.3. Cấu tạo của giấc ngủ ………………………………………………………………. 4
1.1.4. Chức năng của giấc ngủ………………………………………………………….. 5
1.2. Mất ngủ theo Y học hiện đại…………………………………………………………. 6
1.2.1. Khái niệm……………………………………………………………………………… 6
1.2.2. Dịch tễ học mất ngủ ……………………………………………………………….. 6
1.2.3. Nguyên nhân …………………………………………………………………………. 7
1.2.4. Chẩn đoán mất ngủ trên lâm sàng…………………………………………….. 7
1.2.5. Phƣơng pháp đánh giá mất ngủ trên lâm sàng và cận lâm sàng ….. 10
1.2.6. Phƣơng pháp điều trị…………………………………………………………….. 13
1.3. Mất ngủ theo Y học cổ truyền……………………………………………………… 15
1.3.1. Bệnh danh …………………………………………………………………………… 15
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo YHCT ………………………… 15
1.3.3. Điều trị mất ngủ theo YHCT …………………………………………………. 16
1.4. Tổng quan về phƣơng pháp cấy chỉ……………………………………………… 17
1.4.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………… 17
1.4.2. Cơ chế tác dụng của cấy chỉ…………………………………………………… 17
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định ……………………………………………………. 19
1.4.4. Tác dụng của nhóm huyệt điều trị ………………………………………….. 20
1.5. Một số nghiên cứu liên quan tới điều trị mất ngủ…………………………… 21CHƢƠNG 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU …………………………………………………………………………………………………. 24
2.1. Chất liệu và phƣơng tiện nghiên cứu……………………………………………. 24
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………… 24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………. 26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………. 26
2.3.3. Tiến hành nghiên cứu……………………………………………………………. 26
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu…………………………………………………………. 27
2.3.5. Công cụ thu thập thông tin…………………………………………………….. 28
2.3.6. Kỹ thuật thu thập thông tin ……………………………………………………. 28
2.3.7. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả ………………………………………………….. 29
2.4. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………….. 30
2.5. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 30
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ………………………………………………………….. 30
2.7. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………… 31
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 33
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu và các yếu tố ảnh hƣởng giấc ngủ…. 33
3.1.1. Phân bố tuổi và giới ……………………………………………………………… 33
3.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp, hôn nhân, hoàn cảnh gia đình, xã hội .. 34
3.1.3. Yếu tố về thời gian bị mất ngủ……………………………………………….. 36
3.2. Đặc điểm và yếu tố bệnh lý kèm theo…………………………………………… 36
3.3. Đặc điểm và yếu tố stress……………………………………………………………. 37
3.4. Đánh giá tác dụng cải thiện giấc ngủ theo thang điểm PSQI …………… 37
3.4.1. Kết quả cải thiện thời lƣợng giấc ngủ……………………………………… 38
3.4.2. Kết quả cải thiện thời gian đi vào giấc ngủ ……………………………… 39
3.4.3. Kết quả cải thiện trên hiệu quả giấc ngủ………………………………….. 39
3.4.4. Kết quả cải thiện các mức độ rối loạn trong giấc ngủ ……………….. 403.4.5. Kết quả cải thiện các mức độ rối loạn trong ngày …………………….. 41
3.4.6. Kết quả cải thiện tổng điểm PSQI trung bình…………………………… 42
3.4.7. Kết quả điều trị chung…………………………………………………………… 42
3.4.8. Kết quả cải thiện các triệu chứng trên bệnh nhân mất ngủ…………. 44
3.5. Kết quả cải thiện giấc ngủ 2 thể Tâm Tỳ hƣ và Tâm Thận bất giao …. 44
3.5.1. Kết quả cải thiện thời gian đi vào giấc ngủ trên hai thể YHCT ….. 44
3.5.2. Kết quả cải thiện thời lƣợng giấc ngủ trên hai thể YHCT………….. 45
3.5.3. Kết quả cải thiện hiệu quả giấc ngủ trên hai thể YHCT…………….. 46
3.5.4. Kết quả cải thiện tổng điểm PSQI trung bình trên hai thể YHCT.. 47
3.5.5. Kết quả điều trị chung trên hai thể YHCT……………………………….. 48
3.5.6 Theo dõi tác dụng không mong muốn ……………………………………… 49
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 52
4.1. Đặc điểm bệnh nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến mất ngủ ……………. 52
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới……………………………………………………….. 52
4.1.2. Nghề nghiệp ………………………………………………………………………… 54
4.1.3. Tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình……………………………… 54
4.1.4. Thời gian mất ngủ trung bình ………………………………………………… 55
4.2. Đặc điểm bệnh nền và stress……………………………………………………….. 55
4.2.1. Yếu tố bệnh lý nền ……………………………………………………………….. 55
4.2.2. Yếu tố stress………………………………………………………………………… 56
4.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ theo thang điểm Pittsburgh…………………. 57
4.3.1. Tác dụng cải thiện thời lƣợng giấc ngủ …………………………………… 57
4.3.2. Tác dụng cải thiện thời gian đi vào giấc ngủ……………………………. 59
4.3.3. Tác dụng cải thiện hiệu quả giấc ngủ ……………………………………… 59
4.3.4. Tác dụng cải thiện các rối loạn trong giấc ngủ…………………………. 60
4.3.5. Tác dụng cải thiện các rối loạn trong ngày………………………………. 61
4.3.6. Tác dụng cải thiện giấc ngủ theo tổng điểm PSQI trung bình…….. 61
4.3.7. Đánh giá kết quả điều trị chung ……………………………………………… 624.3.8. Tác dụng cải thiện các triệu chứng trên bệnh nhân mất ngủ ………. 64
4.4. Tác dụng cải thiện giấc ngủ của cấy chỉ trên hai thể Tâm Tỳ hƣ và Tâm
Thận bất giao…………………………………………………………………………………… 65
4.5. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của phƣơng pháp…………….. 68
4.5.1. Đánh giá sự thay đổi các chỉ số sinh tồn………………………………….. 68
4.5.2. Tác dụng không mong muốn tại chỗ sau cấy chỉ………………………. 68
4.6. Bàn luận về công thức huyệt……………………………………………………….. 69
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 72
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đối chiếu sự liên quan giữa các nội tạng và tiết đoạn thần kinh…. 18
Bảng 2.1. Thể lâm sàng……………………………………………………………………….. 25
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tƣợng nghiên cứu…………………………………… 33
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp ……………………………………………………… 34
Bảng 3.3. Yếu tố hôn nhân và hoàn cảnh gia đình ………………………………….. 35
Bảng 3.4. Thời gian bị mất ngủ…………………………………………………………….. 36
Bảng 3.5. Yếu tố về bệnh lý nền kèm theo …………………………………………….. 36
Bảng 3.6. Yếu tố stress………………………………………………………………………… 37
Bảng 3.7. Sự thay đổi thời lƣợng giấc ngủ …………………………………………….. 38
Bảng 3.8. Sự thay đổi thời gian đi vào giấc ngủ……………………………………… 39
Bảng 3.9. Sự thay đổi hiệu quả giấc ngủ ……………………………………………….. 39
Bảng 3.10. Sự thay đổi tổng điểm PSQI ………………………………………………… 42
Bảng 3.11. Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ …………………………………… 44
Bảng 3.12. Sự thay đổi thời gian đi vào giấc ngủ trên 2 thể bệnh……………… 44
Bảng 3.13. Sự thay đổi thời lƣợng giấc ngủ trên 2 thể bệnh …………………….. 45
Bảng 3.14. Hiệu quả giấc ngủ trƣớc và sau cấy chỉ trên hai thể bệnh………… 46
Bảng 3.15. Biến đổi tổng điểm PSQI trung bình …………………………………….. 47
Bảng 3.16. Chất lƣợng giấc ngủ của bệnh nhân trên 2 thể YHCT …………….. 49
Bảng 3.17. Biến đổi các chỉ số sinh tồn trƣớc và sau điều trị……………………. 49
Bảng 3.18. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn tại chỗ sau cấy chỉ50DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới ………………………………………………………………… 34
Biểu đồ 3.2. Những rối loạn trong giấc ngủ……………………………………………. 40
Biểu đồ 3.3. Những rối loạn trong ngày ………………………………………………… 41
Biểu đồ 3.4. Kết quả điều trị chung theo tổng điểm PSQI ……………………….. 42
Biểu đồ 3.5. Chất lƣợng giấc ngủ của bệnh nhân ……………………………………. 43
Biểu đồ 3.6. Kết quả điều trị chung theo tổng điểm PSQI trên hai thể bệnh.. 48DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh điện não thay đổi theo các giai đoạn thức, ngủ…………….. 4
Hình 1.2: Các giai đoạn ngủ trong 1 đêm ở ngƣời trƣởng thành [15] ………….. 5
Hình 1.3: Sự thay đổi các thành phần giấc ngủ theo tuổi [15]…………………….. 5
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu …………………………………………………………………. 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment