Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh toạ do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng kết hợp thuốc thấp khớp hoàn P/H, điện châm và siêu âm trị liệu

Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh toạ do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng kết hợp thuốc thấp khớp hoàn P/H, điện châm và siêu âm trị liệu

Luận văn chuyên khoa 2 Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh toạ do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng kết hợp thuốc thấp khớp hoàn P/H, điện châm và siêu âm trị liệu.  Đau thần kinh tọa (ĐTKT) hay đau thần kinh hông to biểu hiện đau vùng thắt lưng lan xuống dưới dọc theo đường đi của dây thần kinh, tùy theo vị trí tổn thương của rễ thần kinh mà hướng lan có thể khác nhau.Đây là một hội chứng bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thường gặp ở lứa tuổi 30- 60, nam giới nhiều hơn nữ giới (tỷ lệ 3:1).Bệnh thường có xu hướng tiến triển kéo dài, dễ tái phát, có thể để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh [1], [2], [3].ĐTKT do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng chủ yếu là nhóm nguyên nhân tại cột sống thắt lưng, trong đó có thoái hóa cột sống (THCS) [3], [4].


Tại Mỹ, ĐTKT chiếm 5% số người trưởng thành, trong một năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh [5]. Tại Việt Namtheo điều tra của Trần Ngọc Ân và cộng sự,ĐTKT là một hội chứng thường gặp, chiếm 2% dân số và chiếm 17% số người trên 60 tuổi [6], ĐTKT chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm bệnh thần kinh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất [7]. Thống kê điều tra của Phạm Khuê trên 13.392 người từ 60 tuổi trở lên ở miền Bắc có 17,1% số người bị mắc bệnh thần kinh toạ [3].Khảo sát mô hình bệnh tật tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minhnăm 2015, tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán ĐTKTchiếm 12,4% [8].
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), điều trị ĐTKT chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, giãn cơ, giảm đau thần kinh, kết hợp vật lý trị liệu như siêu âm, điện xung, sóng ngắn, kéo giãn cột sống…Việc sử dụng rộng rãi thuốc chống viêm không steroid, giảm đau, giãn cơ trong điều trị tuy có hiệu quả giảm đau, giảm khuyết tật nhưng mang lại nhiều tác dụng không mong muốn và không điều trị kéo dài. Do đó tìm phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả an toàn là một vấn đề quan trọng [9], [10], [11], [12].
Theo Y học cổ truyền (YHCT),ĐTKT được mô tả trong phạm vi “Chứng Tý”với bệnh danh Tọa cốt phong, Yêu cước thốngdo các nguyên nhân ngoại nhân, nội nhân, bất nội ngoại nhân gây nên.Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, thuốcYHCT là những phương pháp điều trị có hiệu quả được chứng minh [1], [13], [14]. Điện châm làphương pháp chữa bệnh phổ biến, được áp dụng từ lâuở nhiều nướctrên thế giới và đạt được hiệu quả cao trong điều trị đau thắt lưng và ĐTKT [15], [16], [17]. Thuốc Thấp khớp hoàn P/H có nguồn gốc từ bài thuốc Tam tý thang (phụ phương của bài thuốc Độc hoạt tang kí sinh), được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thuận tiện, dễ sử dụng, có tác dụng dưỡng can thận, bổ khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.
Thực tế lâm sàng cho thấy việc kết hợp giữa các phương pháp vật lý trị liệu với các phương pháp YHCT đem lại hiệu quả điều trị, đơn giản, dễ thực hiện ngay cả ở tuyến cơ sở. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị kết hợp phương pháp điện châm, thuốc thấp khớp hoànP/H với siêu âm trị liệu của YHHĐ trong điều trị ĐTKT do thoái hóa cột sống trên lâm sàng. Vì vậy, nhằm tận dụng các ưu thế điều trị của YHHĐ và YHCT với mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh toạ do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng kết hợp thuốc thấp khớp hoàn P/H, điện châm và siêu âm trị liệu” với hai mụctiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh toạ dothoái hoá cột sống thắt lưng(Yêu cước thống thể phong hàn thấp kiêm can thận hư) bằng kết hợp thuốc thấp khớp hoàn P/H, điện châm và siêu âm trị liệu.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Tổng quan về đau thần kinh toạ    3
1.1.1. Đau thần kinh tọa theo Y học hiện đại    3
1.1.2. Đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền    9
1.2. Tổng quan về Điện châm    12
1.2.1. Khái niệm    12
1.2.2. Cơ chế tác dụng    12
1.2.3. Chỉ định và chống chỉ định    13
1.2.4. Quy trình và liệu trình điện châm    13
1.2.5. Công thức huyệt điện châm    14
1.3. Siêu âm trị liệu    15
1.3.1. Khái niệm điều trị bằng siêu âm    15
1.3.2. Máy phát siêu âm    15
1.3.3. Tác dụng sinh lý và trị liệu của siêu âm    15
1.3.4. Ứng dụng của siêu âm trong điều trị    16
1.3.5. Chỉ định và chống chỉ định    16
1.3.6. Liều lượng điều trị    17
1.3.7. Các tai biến và cách đề phòng    17
1.4. Thuốc thấp khớp hoàn P/H    18
1.4.1. Xuất xứ    18
1.4.2. Thành phần    18
1.4.3. Tác dụng    19
1.5. Một số nghiên cứu điều trị đau thần kinh toạ trên thế giới và Việt Nam    19
1.5.1. Trên thế giới    19
1.5.2. Tại Việt Nam    20
CHƯƠNG 2.CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1. Chất liệu nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu    22
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu    22
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu    23
2.2. Đối tượng nghiên cứu    25
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHHĐ    25
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHCT    26
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân    26
2.3. Phương pháp nghiên cứu    27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    27
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu    27
2.3.3. Quy trình nghiên cứu    27
2.3.4. Các biến số chỉ số    30
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị    31
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu    37
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    39
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    39
3.1.1. Phân bố ngườibệnh theo tuổi    39
3.1.2. Phân bố người bệnh theo giới    39
3.1.3. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh    40
3.1.4. Phân bố ngườibệnh theo nghề nghiệp    40
3.1.5. Phân bố ngườibệnh theo hoàn cảnh khởi phát    41
3.1.6. Đặc đặc điểm lâm sàng trước điều trị của đối tượng nghiên cứu    41
3.1.7. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang    43
3.2. Hiệu quả điều trị    44
3.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS sau điều trị    44
3.2.2. Hiệu quả cải thiện chỉ số Schober sau điều trị    45
3.2.3. Hiệu quả cải thiện về nghiệm pháp Lasegue sau điều trị    46
3.2.4. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng sau điều trị    46
3.2.5. Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị    48
3.2.6. Hiệu quả cải thiện triệu chứng YHCT    49
3.2.7. Hiệu quả điều trị chung    50
3.2.8. Tác dụng không mong muốn    50
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    51
3.3.1. Tuổi    51
3.3.2. Giới    51
3.3.3. Thời gian mắc bệnh    51
3.3.4. Nghề nghiệp    52
CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN    53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    53
4.1.1. Phân bốngười bệnh theo tuổi    53
4.1.2. Phân bố ngườibệnh theo giới    54
4.1.3. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh    55
4.1.4. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp    56
4.1.5. Phân bố ngườibệnh theo hoàn cảnh khởi phát    57
4.1.6. Đặc đặc điểm lâm sàng trước điều trị của đối tượng nghiên cứu    58
4.1.7. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang    59
4.2. Hiệu quả điều trị    60
4.2.1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS sau điều trị    60
4.2.2. Hiệu quả cải thiện chỉ số Schober sau điều trị    64
4.2.3. Hiệu quả cải thiện về nghiệm pháp Lasegue sau điều trị    65
4.2.4. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng sau điều trị    67
4.2.5. Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị    68
4.2.6. Hiệu quả cải thiện triệu chứng YHCT    69
4.2.7. Hiệu quả điều trị chung    72
4.2.8. Tác dụng không mong muốn    73
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    74
4.3.1. Tuổi    74
4.3.2. Giới    75
4.3.3. Thời gian mắc bệnh    75
4.3.4. Nghề nghiệp    76
KẾT LUẬN    77
KIẾN NGHỊ    78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.     Thành phần Thấp khớp hoàn P/H    18
Bảng 2.2.     Công thức thấp khớp hoàn P/H    22
Bảng 2.3.    Tiêu chuẩn bệnh nhân theo YHCT    26
Bảng 2.4.     Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS    32
Bảng 2.5.     Đánh giá phân loại độ giãn cột sống thắt lưng    33
Bảng 2.6.     Đánh giá điểm Lasègue    33
Bảng 2.7.     Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng    34
Bảng 2.8.    Đánh giá thang điểm ODI    35
Bảng 2.9.     Cách đánh giá hiệu quả điều trị chung    36
Bảng 3.1.     Phân bố ngườibệnh theo tuổi    39
Bảng 3.2.     Phân bố ngườibệnh theo giới    39
Bảng 3.3.     Phân bố ngườibệnh theo hoàn cảnh khởi phát    41
Bảng 3.4.    Đặc điểm vị trí mắc bệnh trước điều trị    41
Bảng 3.5.     Phân bố mức độ đau theo VAS trước điều trị    42
Bảng 3.6.    Chỉ số lâm sàng trước điều trị    42
Bảng 3.7.     Đặc điểm triệu chứng YHCT trước điều trị    43
Bảng 3.8.     Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X-quang trước điều trị    43
Bảng 3.9.     Điểm VAS trung bình theo thời gian điều trị    44
Bảng 3.10.    Phân bố mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị    44
Bảng 3.11.     Sự cải thiện chỉ số Schober sau điều trị    45
Bảng 3.12.     Hiệu quả cải thiện độ Lasegue sau điều trị    46
Bảng 3.13.     Hiệu quả cải thiện tầm vận động gấp CSTL sau điều trị    46
Bảng 3.14.     Hiệu quả cải thiện tầm vận động duỗi CSTL sau điều trị    47
Bảng 3.15.     Hiệu quả cải thiện tầm vận động nghiêng CSTL sau điều trị    47
Bảng 3.16.    Hiệu quả cải thiện điểm ODI    48
Bảng 3.17.     Hiệu quả cải thiện triệu chứng YHCT    49
Bảng 3.18.    Hiệu quả điều trị chung    50
Bảng 3.19.    Tác dụng không mong muốn    50
Bảng 3.20.     Ảnh hưởng của tuổi đến kết quả điều trị    51
Bảng 3.21.     Ảnh hưởng của giới đến kết quả điều trị    51
Bảng 3.22.     Ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến kết quả điều trị    51
Bảng 3.23.     Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến kết quả điều trị    52

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment