Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý bằng bài thuốc “Độc hoạt kí sinh thang” kết hợp điện xung
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý bằng bài thuốc “Độc hoạt kí sinh thang” kết hợp điện xung.Thoái hóa khớp (THK) gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn, xương dưới sụn [1].
THK gối là bệnh rất thường gặp ở mọi quốc gia trên thế giới. Có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới trên toàn cầu mắc THK nói chung, trong đó THK gối chiếm 15% dân số. Bệnh diễn biến mạn tính, gây đau và biến dạng khớp, làm suy giảm chức năng vận động của người bệnh. THK gối không gây tử vong nhưng tính dai dẳng của bệnh là nguyên nhân chính gây suy giảm đáng kể chất lượng sống ở người bệnh [2]. THK gối là rối loạn khớp phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Trong số những người lớn từ 60 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh THK gối có triệu chứng là khoảng 10% ở nam giới và 13% ở phụ nữ . Số người bị ảnh hưởng bởi THK gối có triệu chứng có khả năng tăng lên do dân số già đi và tình trạng béo phì đang gia tăng . Theo ước tính tại Mỹ hàng năm có 14 triệu người mắc bệnh THK gối với số người có triệu chứng cần phải điều trị chiếm hơn một nửa. THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người cao tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch [3]. Ở Việt Nam, THK gối đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú. Tỉ lệ THK gối của bệnh viện Bạch Mai từ 1991-2000 là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tai khoa cơ xương khớp [4].
Mặc dù y học đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng đến nay chưa có một loại thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn THK. Điều trị THK gối theo Y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu là sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối nhưng phương pháp điều trị này có nhiều tác dụng phụ như gây xuất huyết tiêu hóa, suy thận, suy gan,…[1]. Trong khi các phương pháp Vật lí trị liệu (VLTL) như điện xung, siêu âm, tập vận động, từ trường, … đã và đang cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng: đau, hạn chế vận động,… Đặc biệt là điện xung, nhờ sự tác động của nhiều xung điện liên tiếp vào vị trí tổn thương, điện xung trị liệu không chỉ giúp giảm đau, kích thích thần kinh cơ còn cải thiện tuần hoàn ngoại vi,… từ đó nâng cao hiệu quả giảm đau, giúp phục hồi các tổn thương khớp gối do thoái hóa [5].
Theo Y học cổ truyền (YHCT) THK gối thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do ngoại tà (Phong, hàn, thấp) nhân lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào cân cơ kinh lạc khiến cho sự vận hành của khí huyết tại khớp bị trở ngại, ứ trệ gây đau, vận động khó khăn, lâu dần có thể làm biến dạng các khớp [6], [7], [8]. Bài thuốc cổ phương Độc hoạt ký sinh thang với tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống, bổ khí huyết, ích Can thận giúp điều trị tận gốc vào căn nguyên của bệnh, qua đó còn góp phần làm giảm nguy cơ thay toàn bộ khớp gối ở người bệnh THK gối.
Hiện nay, phương pháp điều trị kết hợp VLTL và các bài thuốc cổ phương của YHCT để giúp tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn đã và đang là xu hướng trong điều trị. Trong đó, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị này như: Cấy chỉ kết hợp bài thuốc [9], siêu âm kết hợp bài thuốc [10] … và đều cho thấy kết quả tốt, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy hiệu quả điều trị của phương pháp này trên một thể bệnh cụ thể thì hiệu quả thế nào thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý bằng bài thuốc “Độc hoạt kí sinh thang” kết hợp điện xung” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý kèm
Can thận hư bằng bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” kết hợp điện xung.
2. Mô tả một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1……………………………………………………………………………………………………..3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………..3
1.1. Thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại ……………………………………………….3
1.1.1. Định nghĩa ………………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Phân loại và nguyên nhân……………………………………………………………………3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan………………………………………………4
1.1.4. Triệu chứng……………………………………………………………………………………….6
1.1.5. Chẩn đoán…………………………………………………………………………………………8
1.1.6. Các phương pháp điều trị ……………………………………………………………………8
1.2. Thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền……………………………………………14
1.2.1. Bệnh danh ……………………………………………………………………………………….14
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ………………………………………………………14
1.2.3. Các thể bệnh trên lâm sàng………………………………………………………………..14
1.3. Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang……………………………………………………….16
1.4. Phương pháp Điện xung…………………………………………………………………….17
1.4.1. Đại cương ……………………………………………………………………………………….17
1.4.2. Tác dụng điều trị………………………………………………………………………………17
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định………………………………………………………………..18
1.4.4. Tác dụng phụ …………………………………………………………………………………..19
1.5. Một số nghiên cứu về thoái hóa khớp gối ……………………………………………20
1.5.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………………20
1.5.2. Tại Việt Nam …………………………………………………………………………………..21
Chương 2……………………………………………………………………………………………………23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………23
2.1. Chất liệu nghiên cứu ………………………………………………………………………….23
2.1.1. Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang……………………………………………………….23
2.1.2. Phương pháp điện xung…………………………………………………………………….232.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………..25
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………………25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………………………25
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………26
2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………………..26
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………..26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………….26
2.3.2. Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………………….26
2.3.3. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………………………..27
2.3.4. Các chỉ tiêu quan sát và đánh giá ……………………………………………………….28
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………32
2.3.6. Sai số và các biện pháp khống chế sai số …………………………………………….32
2.3.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………….33
2.3.8. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………………..34
Chương 3……………………………………………………………………………………………………35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….35
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu………………………………………..35
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ……………………………………………………………..35
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………………………..35
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ………………………………………………….36
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thể trạng……………………………………………………….36
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh………………………………………..37
3.1.6. Phân bố vị trí tổn thương khớp gối……………………………………………………..37
3.1.7. Phân bố mức độ tổn thương khớp gối …………………………………………………37
3.1.8. Đánh giá một số triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu……………………….38
3.1.9. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị…………………….39
3.1.10. Đánh giá mức độ tổn thương khớp gối theo thang điểm WOMAC chung
trước điều trị………………………………………………………………………………………………..39
3.1.11. Đánh giá tầm vận động khớp gối trước điều trị…………………………………….40
3.1.12. Đánh giá chỉ số gót – mông trước điều trị…………………………………………….403.2. Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………………………………41
3.2.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm VAS ……………..41
3.2.2. Đánh giá hiệu quả điều trị theo thang điểm WOMAC…………………………..42
3.2.3. Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng vận động khớp gối ……………………44
3.2.4. Đánh giá hiệu quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng sau điều trị ………….46
3.2.5. Một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị……………….48
Chương 4……………………………………………………………………………………………………50
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………..50
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu………………………………………..50
4.2. Tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp kết hợp Can
thận hư bằng bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” kết hợp điện xung……………53
4.3. Một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị ……………61
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang………………………………………………….. 23
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn theo YHCT…………………………………………………… 25
Bảng 3.1 Sự phân bố về tuổi ………………………………………………………………………….35
Bảng 3.2 Sự phân bố về giới ………………………………………………………………………. 35
Bảng 3.3 Sự phân bố về nghề nghiệp…………………………………………………………… 36
Bảng 3.4 Sự phân bố về thể trạng ……………………………………………………………….. 36
Bảng 3.5 Thời gian mắc bệnh …………………………………………………………………….. 37
Bảng 3.6 Vị trí khớp bị tổn thương ……………………………………………………………… 37
Bảng 3.7 Mức độ tổn thương khớp gối trên X-quang…………………………………….. 37
Bảng 3.8 Mức độ tổn thương khớp gối trên siêu âm ……………………………………… 38
Bảng 3.9 Các triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu ……………………………………. 38
Bảng 3.10 Mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị …………………………… 39
Bảng 3.11 Mức độ tổn thương khớp gối theo WOMAC chung trước điều trị …… 39
Bảng 3.12 Đánh giá tầm vận động khớp gối của trước điều trị ……………………….. 40
Bảng 3.13 Đánh giá chỉ số gót- mông trước điều trị………………………………………. 40
Bảng 3.16 Hiệu quả cải thiện các triệu chứng lâm sàng sau điều trị ………………… 46
Bảng 3.17 Hiệu quả cải thiện các triệu chứng YHCT sau điều trị……………………. 47
Bảng 3.18 Chỉ số sinh tồn trước và sau điều trị …………………………………………….. 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com