Đánh giá thực trạng thiếu hụt i ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại một số xã đồng bằng và sự liên quan của nó với sử dụng muối i ốt bột canh tại hộ gia đình

Đánh giá thực trạng thiếu hụt i ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại một số xã đồng bằng và sự liên quan của nó với sử dụng muối i ốt bột canh tại hộ gia đình

Đánh giá thực trạng thiếu hụt i ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại một số xã đồng bằng và sự liên quan của nó với sử dụng muối i ốt bột canh tại hộ gia đình.Theo số liệu của Uỷ ban kiểm soát các rối loạn do thiếu hụt i-ốt (ICCIDD) năm 1991, có tới 130 nước mà các rối loạn thiếu hụt I-ốt (RLTHI) hiện còn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, khoảng 5 tỷ người sống trong 130 nước trên bị ảnh hưởng CRLTI. 2,2 tỷ người (38% dân số) có nguy cơ bị thiếu i-ốt, hiện nay có 740 triệu người (13% dân số trên thế giới) bị bướu cổ và 11 triệu người bị đần độn do thiếu i-ốt, [51], [52], [55]. Số người mắc bệnh Bướu cổ nhiều nhất ở các nước Châu Á, Châu Phi. Đông nam á, có khoảng 175 triệu người bị bệnh Bướu cổ chiếm 26,7% tổng số bệnh nhân Bướu cổ trên thế giới [33], [34], [50].

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực thiếu i-ốt. Theo số liệu điều tra năm 1993 của chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt (CTQGPCCRLTI), ước tính có 94% dân số Việt Nam sống trong khu vực thiếu i- ốt, có tới 84% mẫu nước tiểu điều tra có nồng độ i-ốt <10mcg/dl, chỉ có 16% số mẫu nước tiểu có nồng độ i-ốt >10mcg/dl trong sô này có 10% số mẫu thu thập ở vùng đã được bổ sung i-ốt [9]. Năm 1994, điều tra bướu cổ trên phạm vi toàn quốc gồm 56 tỉnh, thành với sự giúp đỡ kĩ thuật của UNICEF cho thấy thiếu i-ốt không chỉ ở miền nũi phía Bắc, Tây Nguyên mà còn cả ở vùng Đồng bằng, ven biển, Đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải miền Trung. Đến năm 1998, điều tra dịch tễ học (DTH) toàn quốc cho thấy tỷ lệ bướu cổ là 22.4%, tỷ lệ phủ muối (MI) đạt 61.0 % và mức trung vị i-ốt niệu (Median) là 16 mcg/dl, [25]. Kết quả giám sát năm 2001 mức trung vị i-ốt niệu toàn quốc là 15,7 mcg/dl, tỷ lệ phủ muối i-ốt là 89%, không có số liệu về tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8-10 tuổi vì không tổ chức đánh giá [5]. Theo tiêu chuẩn phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO) Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) Ưỷ ban kiểm soát các rối loạn do thiếu hụt i-ốt (ICCIDD) về mức độ thiếu hụt i-ốt đối với sức khoẻ cộng đồng thì các rối loạn thiếu hụt i-ốt ở Việt Nam vẫn tồn tại ở mức độ nhẹ [25].
Muối i-ốt được xem là một biện pháp phòng chống các rối loạn thiếu hụt i- ốt vừa rẻ lại vừa có hiệu quả cao, được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta, ban đầu muối i-ốt được sử dụng phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i ốt ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, sau này được phổ cập trên toàn quốc vào năm 1994.
Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng, một trong những tỉnh nằm trong vùng thiếu i-ốt nhẹ. Theo điều tra của bệnh viện Nội tiết trung ương và Trung Tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh năm 1997 tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi là 12%, tỷ lệ số hộ gia đinh dùng muối i-ốt là 69% [26]. Năm 2001 tỷ lệ Bướu cổ trẻ em 8-11 tuổi là 8%, tỷ lệ số hộ gia đình dùng muối i-ốt là 99.2%, trong đó muối i- ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh là 93,7%, số mẫu nước tiểu có nồng độ i-ốt thấp
Như vậy có một vấn đề được đặt ra trong khi thu nhập i-ốt hàng ngày của nhân dân Đông Phong đã được cải thiện tốt, tình trạng thiếu hụt i-ốt có được cải thiện theo không và nếu có thì có tương xứng với mức thu nhập i-ốt hay không ? Có mối liên quan gì giữa thực trạng thiếu hụt i-ốt (THI) với việc sử dụng muối i-ốt, bột canh i-ốt tại hộ gia đình ? Kiến thức, thực hành về muối i-ốt, bột canh i-ốt, và bệnh bướu cổ như thế nào? Đó là những câu hỏi chưa có câu trả lời.
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích:
Xác định thực trạng thiếu hụt i-ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại xã Đông Phong Huyện Yên Phong, và tìm hiểu mối liên quan của nó với việc sử dụng muôi i-ốt, bột canh i-ôt tại hộ gm đình.
Từ đó góp thêm cơ sở cho công tác lập kế hoạch kiểm soát, phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt tại xã, và góp phần bổ sung thêm một chấm nhỏ vào bức tranh toàn cảnh vể thực trạng thiếu hụt i-ốt ở Việt Nam
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
Đánh giá thực trạng thiếu hụt i ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại một số xã đồng bằng và sự liên quan của nó với sử dụng muối i ốt bột canh tại hộ gia đình
1.    MỤC TIÊU CHUNG
Xác định thực trạng thiếu hụt i-ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại xã Đông Phong huyện Yên Phong và mối liên quan của nó với sử dụng muối i-ốt, bột canh i-ốt tại hộ gia đinh từ tháng 4 đến tháng 8/2002. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm làm giảm tình trạng    thiếu    hụt    i-ốt    ở Đông    Phong,    Yên
Phong nói riêng và Bắc Ninh nói chung.
2.    MỤC TIÊU CỤ THỂ
1-    Xác định tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ ở trẻ 8 -10 tuổi, định lượng nồng độ i-ốt trong nước tiểu, nồng độ TSH trong máu trẻ 8-10 tuổi.
2-    Xác định tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i- ốt, bột canh i-ốt và nồng độ i-ốt trong muối và bột canh.
3-    Mô tả kiến thức, thực hành về sử dụng và bảo quản muối, bột canh i-ốt.
4-    Mô tả một số mối liên quan giữa sử dụng muối i-ốt, bột canh i-ốt
tại hộ gia đình với tình trạng thiếu hụt    i-ốt.
Từ đó đề xuất một số giải pháp    hữu    hiệu    nhằm    làm    giảm    tình trạng
thiếu hụt i-ốt.

MỤC LỤC  Đánh giá thực trạng thiếu hụt i ốt ở trẻ em 8-10 tuổi tại một số xã đồng bằng và sự liên quan của nó với sử dụng muối i ốt bột canh tại hộ gia đình
Đặt vấn đề    1
Mục tiêu nghiên cứu    3
Chương 1: Tổng quan
1.1. I-ốt và tầm quan trọng của nó    4
1.2. Tuyến giáp và quá trình sinh tổng hợp hócmôn tuyến giáp    7
1.3.Các rối loạn do thiếu hụt i-ốt    9
1.4..Các biện pháp phòng chống CRLTI    15
1.5.Kiến thức, thực hành của người sử dụng muối.    17
1.6.Chiến lược phòng chống CRLTI ở Việt Nam    18
1.7.Tình hình hoạt động phòng chốnc CRLTI ở tỉnh Bắc Ninh    20
Chương 2: Đối tương và phương pháp nghiên cứii 2.1 .Địa điểm và thời gian nghiên cứu    22
2.2.ĐỐÌ tượng nghiên cứu    22
2.3.Phương pháp nghiên cứu    22
2.4.Phương pháp thu thập số liệu, và các kỹ thuật áp dụng.    23
2.5. Một số định nghĩa trường hợp, chỉ số trong nghiên cứu    26
2.6. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu    28
2.7.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    29
2.8.Những hạn chế của đề tài    29
Ch ươn £ 3: Kết quả nghiên cứu
3.1.Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    30
3.2.Thực trạng CRLTI    32
3.3. Thực trạng hiểu biết và thực hành    37
3.4.Một số bảng, biểu so sánh mối liên quan.    39
Chương 4: Bàn luân
4.1 Bàn luận về thực trạng thiếu hụt I-ốt.    47
4.2. Bàn luận về tình hình bảo quản, sử dụng muối i ốt, bột canh i ốt.    52
4.3. bàn luận về một số mối liên quan    55
Chương 5: Kết luân    59
Chương 6: Khuvến nghi    60
Tài liệu tham khảo    61
Phụ lục    67

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố học sinh theo địa dư    30
Bảng 3.2: Tỷ lệ % học sinh theo tuổi và giới    30
Bảng 3.3: Phân bố theo nhóm tuổi    31
Bảng 3.4: Phân bố về nẹhề nghiệp    31
Bảng 3.5: Phân bố vể trình độ văn hoá    32
Bảng 3.6: Tỷ lệ % học sinh mắc bướu cổ theo Thôn    32
Bảng 3.7: Tỷ lệ % học sinh mắc bướu cổ theo tuổi:    33
Bảng 3.8: Tỷ lệ % học sinh mắc bướu cổ theo giới    33
Bảng 3.9: Kết quả xét nạhiệm nồng độ I ốt niệu ở học sinh    34
Bảng 3.10: So sánh nồng độ i-ốt niệu ở học sinh bị bệnh và không    34
Bảng 3.11: Kết quả thử muối I ốt    35
Bảng 3.12. Kết quả định lượng I ốt trong bột canh    35
Bảng 3.13: Kết quả xét nghiệm TSH máu    36
Bảng 3.14: Số hộ sử dụng muối I ốt và bột canh i ốt    37
Bảng 3.15: Phân bố tần số kiến thức    37
Bảng 3.16: Nguồn cung cấp thông tin vể muối ị-ốt    và bướu cổ    38
Bảng 3.17: Phân bố tần số thực hành bảo quản    39
Bảng 3.18: Phân bố tần số thực hành sử dụng    39
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa kiến thức về MI, BCI và kiến thức
về bướu cổ.    40
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa TĐVH với kiến thức về MI,BCI    41
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa kiến thức về MI, BCI và bướu cổ.    42
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa TĐVH và kiến thức về bệnh bướu cổ.    43
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh bướu cổ,
và số trẻ mắc bệnh bướu cổ.    43
Bảng 3. 24: Mối liên quan giữa TĐVH và thực hành sử dụng muối.    44
Bảng 3. 25: Mối liên quan giữa thực hành sử dụng muối,
và số trẻ mắc bệnh bướu cổ.    45
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa TĐVH và thực hành sử dụng bột canh    46
DANH MỤC CÁC BIẾU Đồ
Biểu đồ 1: Tảng băng THI    11
Biểu đồ 2: Tỷ lệ hộ sử dụng muối i ốt và bột canh    i-ốt    36
Biểu đồ 3: Nguồn cung cấp thông tin về muối i-ốt    và bướu cổ    38
Biểu đồ 4: So sánh tỷ lệ sử cỉụne bột canh ở một số vùng    54

Leave a Comment