ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI NHÃN ÁP TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI NHÃN ÁP TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI NHÃN ÁP TRÊN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
Lê Quang Huy1,, Phạm Thu Minh2
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng biến đổi nhãn áp trên bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mổ tả cắt ngang trên 43 mắt chấn thương đụng dập nhãn cầu của 43 bệnh nhân đến khám và nhập viện tại khoa Chấn thương mắt – Bệnh viện Mắt Trung Ương từ 12/2021 đến 5/2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu xấp xỉ 5,5/1. Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 43,56±16,83 (cao tuổi nhất là 73 tuổi, ít tuổi nhất là 8 tuổi). Nhóm tuổi từ 18-60 có tỷ lệ chấn thương cao nhất (74,4%), đây là nhóm trong độ tuổi lao động. Đa số bệnh nhân có hoàn cảnh chấn thương tai nạn lao động, chiếm 55,8%. Cơ chế chấn thương chủ yếu là trực tiếp, chiếm 93%, chỉ có 7% là chấn thương gián tiếp. Phần lớn bệnh nhân đến viện trong tình trạng thị lực rất kém, nhóm thị lực < ĐNT 1m chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,8% (27/43), tiếp đến là nhóm thị lực từ ĐNT 1m đến ≤ 20/70 chiếm 35% (15/43), 1 trường hợp mất thị lực và không có trường hợp nào thị lực ≥ 20/50. Tại thời điểm bệnh nhân đến viện có 8 mắt hạ nhãn áp (18,6%), 8 mắt trong giới hạn bình thường (18,6%) và 27 mắt tăng nhãn áp (62,8%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chấn thương đụng dập gây ra tổn thương cho nhiều thành phần nhãn cầu gây nên tình trạng biến đổi nhãn áp, trong đó xuất huyết tiền phòng chiếm 48,9% (21/43), xuất huyết dịch kính là 34,9% (15/43), tổn thương góc tiền phòng có 30 mắt chiếm 69,8%, tổn thương thể thủy tinh với 76,7% (33/43) và bong thể mi chỉ có 13,9% (6/43). Kết luận: Chấn thương đụng dập nhãn cầu gây tổn thương cho nhiều thành phần trong nhãn cầu ở nhiều mức độ khác nhau và từ đó gây ra tình trạng biến đổi nhãn áp phức tạp trên mắt bị chấn thương.

Chấn  thương  đụng  dập  nhãn  cầu  là  chấn thương mắt khá phổ biến có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, diễn biến phức tạp, đôi khi bị che lấp bởi các tổn thương khác ở vùngđầu, mặt1. Một  trong  những  bệnh  cảnh  hay  xảy  ra  đó  là biến đổi nhãn áp trên mắt bị chấn thương. Biến đổi nhãn áp sau chấnthương đụng dập là biến chứng của một hoặc nhiều tổn thương phối hợp gây nên. Cơ chế biến đổi nhãn áp khá phức tạp, không chỉ do tổn thương các cấu trúc nhãn cầu mà còn là hậu quả của phản ứng viêm sau chấn thương. Tình trạng biến đổi nhãn áp có thể gặp tăng nhãn áp hoặc hạ nhãn áp. Nhãn áp tăng có thể do xuất huyết nội nhãn, tổn thương góc tiền phòng,  tổn  thương  thể  thủy  tinh  và  các  phản ứng viêm. Hạ nhãn áp thường do bong thể mi dẫn đến giảm tiết hoặc ngừng tiết thủy dịch. Để có cái nhìn tổng quát hơn vềtình trạng biến đổi nhãn áp sau chấn thương đụng dập, chúng tối tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá tình trạng biến đổi nhãn áp trên bệnh nhân chấn thương đụng dập nhãn cầu.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment