Dịch tễ học bệnh sởi và một số yếu tố nguy cơ gây dịch sởi tại miền Bắc Việt Nam, năm 2014

Dịch tễ học bệnh sởi và một số yếu tố nguy cơ gây dịch sởi tại miền Bắc Việt Nam, năm 2014

Luận văn Dịch tễ học bệnh sởi và một số yếu tố nguy cơ gây dịch sởi tại miền Bắc Việt Nam, năm 2014. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên và lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có tốc độ lây lan rất cao, đặc biệt là những nhóm người chưa có miễn dịch do chưa được tiêm vắc xin sởi, chưa từng mắc bệnh trước đó hoặc là một số ít đối tượng không có đáp ứng sau tiêm vắc xin [1], [2].

Theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) sởi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ, dễ lây lan thành dịch và để lại nhiều di chứng biến chứng nặng nề như viêm phổi, khô loét giác mạc, viêm não [3], [4].
Theo thống kê của TCYTTG năm 1980, trước khi có vắc xin sởi thì trung bình mỗi năm có khoảng 2,6 triệu trẻ tử vong do sởi. Sau 50 năm vắc xin sởi ra đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tỉ lệ tử vong do sởi đã giảm 75% tương ứng với khoảng 15,6 triệu trẻ trong giai đoạn 2000-2013 [1]. Tuy nhiên, dịch sởi trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, lây lan trong cộng đồng và là nguyên nhân gây biến chứng, tử vong hàng đầu ở trẻ. Năm 2012, có khoảng 122.000 người chết vì sởi [4]. Năm 2013 ước tính có khoảng 145.700 trường hợp tử vong do sởi, tương ứng với khoảng 400 ca tử vong mỗi ngày hoặc 16 ca mỗi giờ [1]. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc giảm gánh nặng và tử vong do sởi, năm 2010, Liên hiệp Y tế Thế giới cùng cộng đồng quốc tế cam kết giảm 95% tỉ lệ tử vong do sởi vào năm 2015 so với năm 2000 và tiến tới loại trừ bệnh sởi tại 5 khu vực của TCYTTG vào năm 2020 [5].
Tại Việt Nam, từ khi vắc xin sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng năm 1985 và được tiêm rộng rãi cho trẻ em dưới 1 tuổi thì tỷ lệ mắc sởi và tử vong do biến chứng sởi đã giảm đi rõ rệt. Việt Nam đã cam kết và đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012¬2015 hướng tới loại trừ sởi năm 2012 và làm giảm tỷ lệ mắc sởi dưới 1/1.000.000. Tuy nhiên, sau một vài năm lắng xuống, năm 2013 sởi quay trở lại với hơn 20 tỉnh, thành phố ghi nhận dịch sởi [6]. Và đến năm 2014 dịch sởi bùng phát khi có 47/63 tỉnh thành báo cáo có ca mắc sởi và tỉ lệ mắc cao nhất ở miền Bắc [7]. Nhiều lí do được đưa ra cho vụ dịch 2014 như quy luật chu kì của dịch sởi, thời tiết thuận lợi để lây truyền bệnh, hay tỷ lệ tiêm chủng bị ảnh hưởng bởi tâm lý của phụ huynh không muốn đưa con đi tiêm phòng… Trước thực trạng đó nên chúng tôi thực hiện đề tài “Dịch tễ học bệnh sởi và một số yếu tố nguy cơ gây dịch sởi tại miền Bắc Việt Nam, năm 2014 ” nhằm mô tả tình hình bệnh sởi tại miền Bắc và tìm hiểu một số yếu tố liên quan có nguy cơ gây bùng phát dịch, góp phần phục vụ công tác giám sát, phòng chống dịch trong giai đoạn hướng tới loại trừ sởi tại Việt Nam năm 2017.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.    Mô tả đặc điểm dịch tễ học vụ dịch sởi 2014 tại miền Bắc Việt Nam.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan có nguy cơ gây dịch sởi tại miền Bắc Việt Nam, năm 2014. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Dịch tễ học bệnh sởi và một số yếu tố nguy cơ gây dịch sởi tại miền Bắc Việt Nam, năm 2014
1.    WHO Measles, access date 17/04/2015 available from http://www.who.int/me diacentre/factsheets/fs286/en/.
2.    Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Cường, Phan Trọng Lân và các cộng sự. (2014). Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại khu vực miền Bắc giai đoạn 2008¬2012. Tạp chí Y học dự phòng, XXIV(8),8.
3.    Measles and Rubella initiative, access date 20/05/2015 available from http://www.measlesrubellainitiative.org/learn/the-problem/.
4.    WHO (2014), Thông tin và những câu hỏi thường gặp về bệnh sởi, ngày truy cập 20/05/2015 tại trang web.
http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/immunization/faq_measles/vi/.
5.    WHO (2012), Global measles and rubella strategic plan : 2012-2020., Switzerland, available from
http://www.who.int/immunization/newsro om/Measles_Rubella_StrategicPlan_2 0 12_2020.pdf
6.    Nguyễn Trần Hiển (2014), Tiến tới loại trừ bệnh sởi ở Việt Nam, ngày truy cập 14/04/2015 tại trang web http://www.nihe.org.vn/new-vn/chuong-trinh-tiem- chung-mo-rong-quoc-gia/3406/Tien-toi-loai-tru-benh-soi-o-Viet-Nam.vhtm.
7.    Vũ Đình Thiểm (2014). Bệnh sởi năm 2013 – 2014 và những vấn đề cần quan tâm. Tạp chí Y học dự phòng.
8.    Phạm Quang Thái, Nguyễn Thị Thu Yến, Đỗ Phương Loan và các cộng sự. (2013). Một số đặc điểm dịch sởi tại Lai Châu và Lào Cai năm 2013. Tạp chí Y học dự phòng, XXIII(11),147.
9.    Đặng Thị Thanh Huyền, Phạm Ngọc Đính , Nguyễn Văn Cường và các cộng sự. (2013). Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi cho trẻ 18 tháng tuổi tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, năm 2012. Tạp chí Y học dự phòng, XXIII(7).
10.    WHO (2013), Measles Elimination Field Guide, available from http://www.wpro.who.int/immunization/documents/measles_elimination_field_g uide_2013.pdf
11.    United States (2008), Measle-United States, 6-893.
12.    WHO Measles – International travel and health, access date 11/05/2015 available from http://www.who.int/ith/diseases/measles/en/.
13.    WHO. Measles Initiative.
14.    CDC (2015), Measles – Q&A about Disease & Vaccine, last updated March 3, 2015-2015, available from http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/measles/faqs- dis-vac-risks.htm.
15.    WHO (2014), WHO warns that progress towards eliminating measles has stalled, access date 12/04/2015 available from
http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2014/eliminating-measles/en/.
16.    CDC (2015), Measles Cases and Outbreaks, access date 02/05/2015, available from http://www.cdc.gov/measles/cases-outbreaks.html.
17.    Muscat M, Shefer A, Ben Mamou M, et al. (2014). The state of measles and rubella in the WHO European Region, The journals of infectious diseases (2013), (187),L
18.    James L. Goodson , Balcha G. Masresha , Kathleen Wannemuehler, et al. (2010). Changing Epidemiology of Measles in Africa. The journals of infectious diseases, 204(1),9.
19.    Gaston De , Serres, Nicole Boulianne, et al. (2012). Higher Risk of Measles When the First Dose of a 2-Dose Schedule of Measles Vaccine Is Given at 12-14 Months Versus 15 Months of Age. Clinical Infectious Diseases, 55 (3),394-402.
20.    The economic burden of sixteen measles outbreaks on United States public health departments in 2011 (2014). 32(11),1311-1317.
21.    PhD ennifer Zipprich, MPH Kathleen Winter, PhD Jill Hacke, et al. (2015), CDC Measles Outbreak — California, December 2014-February 2015, available from http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm6406a5.htm.
22.    Nusria Torner, Andres Anton, Irene Barrabeig, et al. Epidemiology of two large measles virus outbreaks in Catalonia. Humans vaccines & Immunotherapeutics.(2013) (9),3.
23.    MD Robert T. Perry, Marta Gacic-Dobo, MSc, et al. (2013). Global Control and Regional Elimination of Measles, 2000-2011. Morbidity and Mortality Weekly Report (62),5.
24.    Hanley J. Ho, Constance Low, Li Wei Ang , et al.(2014). Progress towards measles elimination in Singapore.
25.    MD Yoshihiro Takashima, MD W. William Schluter, et al. (2015), Progress Toward Measles Elimination — Philippines, 1998-2014, April 10, 2015 available from
http://www.cdc.gov/mmWR/preview/mmwrhtml/mm6413a5.htm.
26.    CDC (2015), Measles in the Philippines, available from http://wwwnc.cdc. gov/travel/notices/watch/measles -philippines.
27.    Trần Thị Minh Huế (2014), Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc Việt Nam từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2014 và tính chu kỳ của dịch sởi, Viện đào tạo Y Học Dự Phòng và Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Hà Nội
28.    WHO (2014), Measles Control in Viet Nam, available from http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/features/measles_control_vietna m_2014/en/.
29.    Nguyễn Thị Kiều, Nguyễn Đăng Hiền, Lê Thị Luân và các cộng sự. (2014). Tính ổn định chất lượng của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 .Tạp chí Y học dự phòng, 24(10),36.
30.    CDC (2011). Measles — United States, January–May 20, 2011. Morbidity and Mortality Weekly Report.
31.    CDC (2015), Don’t Let Measles Be Your Travel Souvenir, March 16, 2015-2015, available from http://www.cdc.gov/features/measlesinternationaltravel/.
32.    Roggendorf H, Santibanez S, Mankertz A, et al. (2012). Two consecutive measles outbreaks with genotypes D8 and D4 in two mainly unvaccinated communities in Germany.
33.    M Pegorie , K Shankar, W S Welfare, et al . (2014). Measles Outbreak In Greater Manchester, England, October 2012 to September 2013: Epidemiology And Control. Eurosurveillance, 19(49).
34.Shijun Liu, Erping Xu, Xiaoping Zhang, et al. (2013). The epidemiological characteristics of measles and difficulties of measles elimination in Hang Zhou, China. Human Vaccines& Immunotherapeutics, 9(6),1296-1302.
35.    T W Steen, T M Arnesen, S G Dudman, et al. (2012). Measles by increased travel and low vaccine coverage. Tidsskrift for Den norske legeforening, 132.
36.    Bộ Y Tế (2012), Hướng dẫn Giám sát và phòng chống bênh sởi, rubella,, chủ biên, 31/08/2012.
37.    WHO (2014), Measles deaths reach record lows with fragile gains toward global elimination, available from http://www.who.int/mediacentre/news/notes/2014/measles-20140206/en/.
38.    Yang Q, Fu C, Dong Z, et al. (2014). The effects of weather conditions on measles incidence in Guangzhou, Southern China. Human Vaccines& Immunotherapeutics(9),13
39.    WHO Climate change and infectious diseases, access date 12/05/2015 available from
http://www.who.int/globalchange/climate/summary/en/index5.html.
40.    CDC (2015), Measles: It Isn’t Just a Little Rash Infographic, available from http://www.cdc.gov/measles/parent-infographic.html.
41.    He H, Chen E, Chen H, et al. (2014). Similar immunogenicity of measles- mumps-rubella (MMR) vaccine administrated at 8 months versus 12 months age in children.
42.Shibeshi ME, Masresha BG, Smit SB, et al. (2014). Measles resurgence in southern Africa: challenges to measles elimination.
43.    Tajima, Nishimura, Hongo, et al. (2014). Estimation of secondary measles transmission from a healthcare worker in a hospital setting.
44.    Health Care-Associated Measles Outbreak in the United States After an Importation: Challenges and Economic Impact (2011). The Journal of infectious Diseases, 203(11),1517-1525. 

 
: Vắc xin sởi, quai bị và rubella.
: Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc xin sinh phẩm Y tế.
: Sốt phát ban.
: Tổ chức Y tế thế giới.
: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ).
: Tiêm chủng mở rộng.
: Tiêm chủng. 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh Sởi    3
1.1.1.    Tác nhân gây bệnh    3
1.1.2.    Nguồn bệnh    4
1.1.3.    Đường lây truyền    4
1.1.4.    Tính cảm nhiễm và miễn dịch    5
1.1.5.    Sự lưu hành của bệnh    5
1.2.    Đặc điểm lâm sàng    6
1.2.1.    Triệu chứng lâm sàng    6
1.2.2.    Biến chứng    7
1.2.3.    Vụ dịch/ổ dịch sởi    7
1.2.4.    Một số khái niệm về khống chế và thanh toán bệnh sởi    8
1.3.     Tình hình dịch sởi trên Thế Giới    9
1.4.     Tình hình dịch sởi Việt Nam    12
1.5.    Một số nghiên cứu về yếu tố liên quan có nguy cơ gây bùng phát dịch .
            .            13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    16
2.1.1.    Địa điểm    16
2.1.2.    Thời gian    16
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    16
2.2.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    17
2.2.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    17
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    17
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    17
2.3.2.    Công thức mẫu và cỡ mẫu    17
2.3.3.    Công cụ thu thập thông tin    17
2.3.4.    Phương pháp thu thập số liệu    17 
2.3.5.    Định nghĩa biến só và chỉ số:    18
2.4.    Biến số và chỉ số    18
2.5.    Phương pháp xử lý số liệu    20
2.6.    Sai số và cách khắc phục    20
2.6.1.    Sai số:    20
2.6.2.    Cách khắc phục sai số:    21
2.7.    Đạo đức nghiên cứu:    21
2.8.    Hạn chế của nghiên cứu    21
Chương 3. KẾT QUẢ    22
3.1.     Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi miền Bắc năm 2014    22
3.1.1.     Phân loại trường hợp bệnh sởi    22
3.1.2.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh    sởi    theo tuổi    22
3.1.3.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh    sởi    theo giới    23
3.1.4.    Bệnh cảnh lâm sàng chính của bệnh sởi    23
3.1.5.    Biến chứng của Sởi    24
3.1.6.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh    sởi    theo thời gian    25
3.1.7.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh    sởi    theo địa dư    26
3.2.    Một số yếu tố liên quan có nguy cơ gây bệnh sởi    29
3.2.1.    Tiền sử tiêm vắc xin sởi    29
3.2.2.    Độ bao phủ của vắc xin sởi miền Bắc    32
3.2.3.    Tiền sử phơi nhiễm với trường hợp SPB nghi sởi trước khi mắc
Sởi      33
3.2.4.     Tiền sử di chuyển trước khi mắc sởi    35
Chương 4. BÀN LUẬN    36
4.1.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại miền Bắc Việt Nam, năm 2014    36
4.1.1.    Đặc điểm dịch tễ học theo địa dư    36
4.1.2.    Đặc điểm dịch tễ học theo thời gian    37
4.1.3.    Đặc điểm dịch tễ học theo giới    38
4.1.4.    Đặc điểm dịch tễ học theo nhóm tuổi    38
4.1.5.    Đặc điểm triệu chứng và biến chứng của sởi    39
4.2.    Một số yếu tố liên quan có nguy cơ gây bùng phát dịch sởi    40 
4.2.1.    Tiền sử tiêm chủng    40
4.2.2.    Liên quan giữa độ bao phủ vắc xin và số trường hợp sởi    43
4.2.3.     Đặc điểm dịch tễ học theo tiền sử di chuyển    44
4.2.4.     Đặc điểm dịch tễ học theo tiền sử tiếp xúc    45
KẾT LUẬN    46
KHUYẾN NGHỊ    47
TÀI LIỆU THAM KHẢO    48
PHỤ LỤC 

 
Bảng 1.1 Biến số và chỉ số    18
Bảng 3.1 Phân loại các ca bệnh Sởi    22
Bảng 3.2 Biến chứng thường gặp của sởi    24
Bảng 3.3 Mối liên quan giữa khả năng mắc sởi và tiền sử tiêm chủng    30
Bảng 3.4 So sánh khả năng mắc sởi ở nhóm tiêm đầy đủ và nhóm tiêm 1 mũi
vắc xin phòng sởi    31
Bảng 3.5 So sánh tỷ lệ mắc sởi ở nhóm có và không có tiếp xúc với ca SPB
nghi sởi trong vòng 3 tuần    33
Bảng 3.6 Loại bệnh trẻ đã tiếp xúc trước khi mắc    34
Bảng 3.7 So sánh khả năng mắc sởi khi có ca SPB nghi sởi trong cùng khu
vực    34
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tiền sử di chuyển và khả năng mắc sởi    35
Bảng 3.9 Tiền sử di chuyển trong vòng 3 tuần trước khi mắc sởi    35
Biểu đồ 3.1 Phân bố trường hợp bệnh theo tuổi    22
Biểu đồ 3.2 Phân bố trường hợp sởi theo giới    23
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ triệu chứng lâm sàng bệnh sởi    23
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ biến chứng của trẻ mắc sởi    24
Biểu đồ 3.5 Phân bố các trường hợp sởi 2014 theo tháng    25
Biểu đồ 3.6 Tiền sử tiêm chủng vắc xin ngừa Sởi    29
Biểu đồ 3.7 Phân bố trường hợp bệnh sởi theo tuổi và tình trạng tiêm chủng.     29
DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 3.1 Phân bố trường hợp mắc sởi miền Bắc theo địa dư    26
Bản đồ 3.2 Phân bố trường hợp sởi tại Hà Nội    28
Bản đồ 3.3 Phân bố trường hợp sởi năm 2014 và tỷ lệ tiêm chủng 2013 của các tỉnh miền Bắc    32
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vi rút sởi    3
Hình 1.2 Kháng nguyên bề mặt của vi rút sởi    4
Hình 1.3 Tình hình dịch sởi trên thế giới    9

Leave a Comment