Điều kiện lao động và tình hình bệnh viêm da tiếp xúc do dung môi hữu cơ ở công nhân sử dụng sơn

Điều kiện lao động và tình hình bệnh viêm da tiếp xúc do dung môi hữu cơ ở công nhân sử dụng sơn

Điều kiện lao động và tình hình bệnh viêm da tiếp xúc do dung môi hữu cơ ở công nhân sử dụng sơn
Tác giả: Nguyễn Duy Bảo
Tóm tắt:
Đề tài nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang điều kiện lao động và tình hình bệnh viêm da tiếp xúc do dung môi hữu cơ ở 301 công nhân sơn của 02 cơ sở là Nhà máy Đóng tàu Hạ Long và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ công nhân sử dụng găng tay rất thấp chỉ có 8,97% và khẩu trang cũng thấp chỉ chiếm 9,97%. Công nhân bị dây dính sơn nhiều trên quần áo, phần da hở như ở cẳng tay, cổ tay, bàn tay… Nhà máy Đóng tàu Hạ Long có 5 mẫu tốc độ gió cao hơn TCVSCP chiếm 33,33%, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng có tới 14 mẫu độ ẩm vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 1 mẫu Formaldehyde cao hơn 2 lần TCVSC còn các vị trí khác có nồng độ các chất dung môi hữu cơ thấp hơn giới hạn vệ sinh cho phép. 86 công nhân bị bệnh viêm da tiếp xúc do dung môi hữu cơ chiếm 28,57%, chủ yếu thể viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm 97,67% và viêm da tiếp xúc dị ứng chiếm 2,33%. Viêm da tiếp xúc cả thể kích ứng và dị ứng tổn thương ở bàn, ngón tay gặp ở tất cả các trường hợp, cổ cẳng tay đối với viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm 97,62% các vị trí có tỷ lệ thấp hơn. Viêm da tiếp xúc kích ứng do dung môi hữu cơ chủ yếu ở giai đoạn cấp tính với 73 trường hợp chiếm 86,90%, mạn tính (13,10%) với tổn thương dầy sừng nứt nẻ (9 trường hợp), 01 trường hợp dầy sừng nứt nẻ kèm theo tổn thương móng và 01 trường hợp tổn thương dạng rối loạn sắc tố da. Viêm da tiếp xúc dị ứng do dung môi hữu cơ 1 cấp tính và 1 mạn tính. Bệnh viêm da tiếp xúc do dung môi hữu cơ không phụ thuộc vào giới tính, tuổi đời và tuổi nghề.

Điều kiện lao động và tình hình bệnh viêm da tiếp xúc do dung môi hữu cơ ở công nhân sử dụng sơn

Leave a Comment