Điều trị hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu bằng phẫu thuật nối niệu đạo tận qua đường tầng sinh môn

Điều trị hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu bằng phẫu thuật nối niệu đạo tận qua đường tầng sinh môn

Luận án Điều trị hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu bằng phẫu thuật nối niệu đạo tận qua đường tầng sinh môn. Hẹp niệu đạo sau (HNĐS) là một di chứng của chấn thương niệu đạo do vỡ xương chậu (VXC), gặp với tỷ lệ khoảng 5-10%.   Điều trị HNĐS do chấn thương, đặc biệt những trường hợp hẹp niệu đạo phức tạp, thực sự đã có nhiều thay đổi trong ba thập kỷ gần đây.  Hiện nay nhiều tác giả coi phẫu thuật nối niệu đạo tận tận là phương pháp thích hợp nhất để điều trị HNĐS do VXC. Tuy nhiên phương pháp này không thể áp dụng cho mọi trường hợp hẹp niệu đạo sau. Vậy trước một bệnh nhân HNĐS do VXC, những yếu tố nào giúp cho phẫu thuật viên lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Những yếu tố nào giúp cho phẫu thuật viên dự kiến được những khó khăn có thể xảy ra trong mổ và tiên lượng được kết quả cuộc mổ. Trên cơ sở đó nghiên cứu điều trị HNĐS  do VXC bằng phẫu thuật nối niệu đạo tận tận qua đường tầng sinh môn nhằm mục đích:

1-  Đánh giá các tổn thương hẹp niệu đạo sau do vỡ xương chậu và các yếu tố tiên lượng đối với phương pháp nối niệu đạo tận tận qua đường tầng sinh môn trong điều trị hẹp niệu đạo sau.

2-  Đánh giá kết quả chức năng tiết niệu và sinh dục sau phẫu thuật nối niệu đạo tận tận niệu đạo hành vào niệu đạo tiền liệt tuyến qua đường tầng sinh môn.

  1. Tính cấp thiết của đề tài.

 Hẹp niệu đạo sau là một trong 3 di chứng của vỡ xương chậu. Đây là loại thương tổn nặng nhất trong chấn thương niệu đạo bởi vì niệu đạo sau nằm sâu trong khung chậu, có cơ thắt vân bao bọc và niệu

đạo liên quan mật thiết với dây thần kinh thẹn trong ở hai bên. Giải quyết di chứng HNĐS cũng cần phải chú trọng đồng thời cả vấn đề cương dương và giữ cho BN đái được tự chủ sau mổ. Hiện nay ở nước ta, chấn thương niệu đạo sau do VXC có chiều hướng gia tăng do sự phát triển xây dựng đô thị và bùng nổ các phương tiện giao thông. Dovậy nghiên cứu áp dụng một ph-ơng pháp phẫu thuật phù hợp để mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho những BN hẹp niệu đạo sau do VXC là lý do chính của đề tài này.

  1. Những đóng góp mới của luận án.

Nghiên cứu chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của phẫu thuật nối niệu đạo tận tận qua đ-ờng tầng sinh môn để điều trị di chứng HNĐS do VXC. Xác định được các yếu tố liên quan tới kết quả

phẫu thuật, từ đó đ-a ra chỉ định cho ph-ơng pháp phẫu thuật nối niệu đạo tận tận qua đ-ờng tầng sinh môn.

  1. Bố cục luận án

Luận án gồm 132 trang. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị (5 trang) còn có 4 ch-ơng bao gồm: Ch-ơng 1: Tổng quan 43 trang; Ch-ơng 2: Đối tượng và ph-ơng pháp nghiên cứu 14 trang;

Ch-ơng 3: Kết quả nghiên cứu 31 trang; Bàn luận 39 trang. Có 44 bảng, 13 biểu đồ, 25 hình, 16 ảnh, và 202 tài liệu tham khảo (tiếng Việt 24, tiếng Anh 161, tiếng Pháp 17).

Leave a Comment