ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA PHỔI BIỆT TRÍ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪYTRONG 10 NĂM (1994-2004)

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA PHỔI BIỆT TRÍ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪYTRONG 10 NĂM (1994-2004)

 ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA PHỔI BIỆT TRÍ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪYTRONG 10 NĂM (1994-2004) 

Nguyễn Công Minh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Phổi biệt trí là 1 sang thươngbất thường bẩm sinh hoặc mắc phải, được định nghĩa là 1 phần phổi mất chức năng, không còn thông thương trực tiếp với cây phế quản. Phổi biệt trí đươc chia làm 2 loại: phổi biệt trí nội thùy (nằm bên trong thùy phổi) và phổi biệt trí ngoại thùy (nằm trong khoang màng phổi). Mục đích của công trình này là trình bày kết quả chẩn đoán và phương thức điều trị phổi biệt trí trên người lớn tại BV Chợ Rẫy. 
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Trong 10 năm (1995-2004) tại BV Chợ Rẫy, chúng tôi có 23 trường hợp phổi biệt trí: 83% là phổi biệt trí nội thùy và 7% là phổi biệt trí ngoại thùy. 56% các trường hợpđược chẩn đoán trước khi mổ. 91% phổi biệt trí thuộc về bên phổi trái. Không có biến chứng và tử vong trong lần nghiên cứu này. -Đại đa số phổi biệt trí nội thùy ở lứa tuổi từ 15-25: 74% có biểu hiện nhiễm trùng phổi tái đi tái lại và 16% các trường hợp không có TC, tình cờ phát hiện qua phim ngực qui ước. Về máu nuôi: 68% được tiếp liệu từ động mạch chủ ngực và 21% từ động mạch chủ bụng ngay dưới hoành. 
Điều trị là cắt thùy phổi. -4 trường hợp phổi biệt trí ngoại thùy không có biểu hiện lâm sàng. Tất cả đều chẩn đoán được trong lúc mổ và máu được tiếp liệu bởi động mạch chủ ngực. Điều trị cắt bỏ phần phổi biệt trí, giữ nguyên vẹn phổi lành. 
Kết luận: Khi chẩn đoán được PBT, nên cắt bỏ càng sớm càng tốt vì biến chứng chảy máu nặng do nhiễm trùng rất cao. Vấn đề quan trọng là làm sao chẩn đoán được PBT trước mổ hoặc phải đánh giá kỹ trong khi mổ bóc tách cắt thùy, bởi vì nguyên nhân tử vong thường là chảy máu do không kiểm soát được mạch máu bất thường từ hệ chủ.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment