Độc tính và thay đổi liều thuốc hóa chất điều trị ung thư

Độc tính và thay đổi liều thuốc hóa chất điều trị ung thư

Giảm tiểu cầu cũng là vấn đề khi điều trị hóa chất kéo dài liều cao, và có thể làm hạn chế điều trị, Một số thuốc hiện nay đang nghiên cứu có thể giải quyết vấn đề này.

Một số thuốc hóa chất điều trị ung thư có tác động gây độc tế bào nhanh chóng ảnh hưởng đến tăng sinh các tế bào lành ở tủy xương, niêm mạc và da. Các thuốc khác như alcaloide của cây dừa cạn tạo nên độc thần kinh và thuốc nội tiết tác động vàp tâm thần. Việc điều chỉnh liều thích hợp làm giảm được các tác dụng phụ nên diêu trị sẽ an toàn hơn.

Nhiễm độc tủy xương

Chèn ép tủy xương là độc tính đáng kể nhất làm ảnh hưởng đến hóa trị liệu. Việc ghép tủy xương tự thân hoặc từ các tế bào máu gốc lấy ở máu ngoại vi có thể làm giảm độc tính suy tủy của hóa trị liệu liều cao; tuy nhiên chi phí và độc tính làm hạn chế việc sử dụng rộng rãi của phương pháp. Các yếu tố tăng trưởng kích thích tăng sản tủy (như yếu tố kích thích clon tế bào bạch cầu hạt [G-CSF; Filgrastim] và yếu tố kích thích bạch cầu hạt và đại thực bào [GM-CSF]; Sargrastim] hoặc tăng sinh hồng cầu hiện nay được dùng để cải thiện độc tính tủy xương. G-CSF và GM-CSF đã được chứng minh làm giảm thời gian giảm bạch cầu sau khi điều trị hóa chất liều chuẩn và cả khi dùng liều cao. Khi nhiễm độc niêm mạc giảm đi, thời gian nằm viện ngắn lại. Các yếu tố tăng trưởng tủy cũng được dùng để kích thích lưu thông các tế bào nguồn gốc trong máu ngoại vi trong tình trạng ổn định hoặc trong quá trình đang hồi phục sau suy tủy do hóa chất. Những tế bào này được lọc riêng bằng máy ly tâm (có thể làm cho bệnh nhân ngoại trú) sau đó đề đông lạnh dự trữ. Khi các tế bào nguồn gốc máu được hoạt hóa (PBBCS), như khi dùng để thay thế hoặc kèm theo ghép tủy xương tự thân sau hóa trị liệu liều cao và tia xạ, việc phục hồi bạch cầu đa nhân trung tính và tiểu cầu sẽ nhanh, 7 – 10 ngày nhanh hơn dùng tủy xương đơn thuần. Điều đó làm cho thời gian nằm viện ngắn hơn, giảm độc tính và giảm giá thành.

Alpha Epoetin (chất sinh hồng cầu: Erythropoietin) đã được chứng minh làm cải thiện thiếu máu do ung thư. Các bệnh nhân phải có nguồn sắt thích hợp để đáp ứng với tác động này, và thậm chí khi u thâm nhiễm vào tủy vẫn có tác dụng. Liều cao hơn cũng cần cho các bệnh nhân ung thư cũng như cho các bệnh nhân suy thận. Mặc dù chất lượng sống có được cải thiện và số lần truyền máu giảm đi, cũng vẫn cần cân nhắc lợi ích so vối chi phí cho dùng các yếu tố tăng trưởng đó.

Giảm tiểu cầu cũng là vấn đề khi điều trị hóa chất kéo dài liều cao, và có thể làm hạn chế điều trị. Một số thuốc hiện nay đang nghiên cứu có thể giải quyết vấn đề này. Interleukin 3 (IL3) kích thích tăng sinh tủy và ở mức độ thấp hơn làm hồi phục tiểu cầu. Để tăng cưòng tác dụng này, một hỗn dịch phân tử protein lai ghép GM-CSF/IL được tạo ra. Các thử nghiệm lâm sàng mới đây cho thấy phân tử này có tác dụng kích thích cả tủy xương và hồi phục tiểu cầu sau hóa trị liệu, và trong tỉnh trạng suy tủy xương.

Các thuốc tác dụng ngắn thông dụng có ảnh hưởng tối tủy xương là các chất alkyl hóa (như Cyclophosphamide, Melphalan Chlorambucil) Procarbazine, Mercaptopurin, Methotrexate, Vinblastine, Fluorouracil, Dactinomycin, và Doxorubicin. Nhìn chung, người ta ưa dùng các chất alkyl hóa trong các liều tĩnh mạch cách nhau 3 – 4 tuần hơn là dùng thuốc hàng ngày liên tục. Điều này cho phép hồi phục máu hoàn toàn (và cả miễn dịch) giữa các liệu trình, hay hơn là liên tục gây suy tủy bỏi các hóa chất độc. Điều trị thành đợt làm giảm tác dụng phụ nhưng không làm giảm hiệu quả điều trị. Công thức liều chẩn yêu cầu tạo ra đáp ứng của khối u, nhưng thường gây suy tủy xương. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận, đôi khi phải giảm liều và ngừng thuốc. Nếu cứ tiếp tục dùng thuốc sẽ gây thiếu máu do suy tủy với cạn kiệt tế bào tuỷ, xuất huyết và nhiễm trùng. Các phác đồ điều trị và theo rõi thông thường cần phải đề phòng suy tủy nặng.

Bạch cầu, mức biệt hóa, hematorit hoặc huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu cần phải được theo dõi thường xuyên. Khi dùng hóa chất kéo dài, cầu thử công thức máu hàng tuần: chỉ giảm thử máu khi đáp ứng của bệnh nhân vối thuốc được biết rõ (thí dụ sau 3 – 4 tháng) và độc tính tích lũy được loại trừ.

Trên những bệnh nhân có công thức máu bình thường, chức năng gan thận tốt, có thể bát đầu dùng thuốc với liều đầy đủ. Các thay đổi về liều có thể xảy ra cho các liệu trình sau. Độc tính với tủy xương có tính tích luỹ theo thời gian, và điều này đòi hỏi phải tăng cường khâu theo rõi. Các bệnh nhân bị di căn tủy xương ngay từ đầu sẽ kém chịu hóa chất, những công thức máu sẽ cải thiện trong các liệu trình sau, khi gánh nặng khối u giảm đi. Dùng liều tăng đều cũng đang được nghiên cứu cho một số loại ung thư.

Liều thuốc có thể được thay đổi theo số lượng bạch cầu và tiểu cầu ngoại vi (hoặc cả hai). Các thay đổi đó được thực thi khi có huyết đồ ngay trước khi dùng hóa chất. Bằng cách đó kiểm soát việc dùng thuốc và huyết đồ cho các hóa chất akyl hóa uống và các chất chống chuyển hóa. Khoảng cách giữa các liệu trình có thể dài ra, để cho phép hôi phục huyết đồ hoàn hảo hơn và sau đó sẽ dùng hóa trị liệu liều đầy đủ. Cả việc thay đổi liều, và giãn cách liệu trình đều làm giảm hiệu quả điều trị. Hiện nay có các thuốc tăng sản tủy có thể loại trừ các cách làm trên trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên giảm tiểu cầu vẫn còn là một vẫn đề như ở trên đã trình bày.

Bảng. Sơ đồ tống quát để thay đổi liều cho các thuốc hóa chất chống ung thư

Số lượng bạch cầu (/µl)

Số lượng tiểu cầu (/µl)

Liều thuốc gợi ý (% liều đầy đủ)

> 3000

> 100.000

100

2000 – 3000

75.000 – 100.000

50

< 2000

< 50.000

0

Các thuốc có độc tính cho tủy xương chậm thường không áp dụng sơ đồ đơn giản này, và nhìn chung, chỉ những chuyên gia quen với các nhiễm độc như vậy mới nên cho thuốc. Các thuốc đòi hỏi những sự phòng ngừa đặc biệt tùy theo tính độc như Doxorubicin, Mitomycin, Busulían, Cytarabin, Bleomycin, Plicamycin, (Mithramycin), Carmustin, Lomustin, Semustin, và Daunorubicin.

Buồn nôn và nôn do điều trị hóa chất

Một số hóa chất gây độc tế bào ung thư gây tác dụng phụ buồn nôn và nôn. Nhìn chung các triệu chứng này xuất phát từ hệ thần kinh trung ương mà không phải từ thần kinh ngoại vi. Những thuốc dùng đường tiêm như doxorubicin, etoposid hoặc cyclophosphamid thường gây nôn hoặc buồn nôn vừa hoặc nhẹ, trong khi đó các thuốc nitrosourea, dacarbasin, đặc biệt là cisplatin thường gây các triệu chứng nôn nặng. Các triệu chứng này có thể làm hạn chế khả năng chịu đựng của bệnh nhân, cũng như việc chấp nhận điều trị hóa chất. Các hóa chất phối hợp với các thuốc kể trên cũng gây những triệu chứng nặng. Các thuốc chống nôn làm giảm rõ rệt cảm giác buồn nôn và nôn, nhất là khi phối hợp thuốc với cisplatin.

Metoclopramid là thuốc có tác dụng đặc biệt, nhất là khi dùng 1- 2mg/kg trước và sau truyền hóa chất. Các dấu hiệu ngoại tháp có thể xuất hiện khi dùng thuốc này nhưng có thể mất đi khi dùng 25 – 50mg diphenhydramin đường uống hoặc đường tiêm. Dexamethason có tác dụng chống nôn khi dùng ở liều 6 – 10mg truớc hoặc sau 6 giờ dùng hóa chất, có thể dùng 2 – 4 lần, những thuốc đó có hiệu năng tốt hơn những thuốc thông dụng như: prochlorperazin, diphenhydramid và thiethylperazin. Prochlorperazin được cho theo liều 10mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch 6 giờ 1 lần. Liều toàn bộ cho 24 giờ không vượt qúa 40mg. Đặt đạn 25mg vào trực tràng có thể dùng cho những bệnh nhân nôn quá nhiều không nuốt được thuốc và chưa có kinh nghiệm chống nôn. Không may, các thuốc có phenothiazine có thể gây tác dụng phụ trên vùng ngoại tháp làm co thắt cơ, lo âu, hoặc hội chứng giả Parkinson. Các tác dụng phụ này phải được theo rõi cẩn thận, và có thể điều trị bằng diphenhydramin, và có thể quen thuốc. Diphenhydramin thường được dùng phối hợp với các thuốc chống nôn và có thể đề phòng được tác dụng phụ ngoại tháp. Liều dùng 25 – 50mg, 6 giờ 1 lần uống hoặc tiêm. Thiethylperazin được cho uống 10mg, 8 giờ 1 lần, hoặc đặt đạn vào hậu môn.

Lorazepam có cả tác dụng dịu đau và chống nôn, được dùng 0,5 – 1mg, 4 – 6 giờ 1 lần, bằng đặt dưới lưỡi. Cách này hợp với bệnh nhân ngoại trú. Các bệnh nhân cao tuổi có thể phản ứng tâm thần không thể dung nạp thuốc. Dùng phối hợp các thuốc chống nôn (như methclopramid với dexamethason và lorazepam) thường có hiệu quả hơn liều tối đa của bất kỳ thuốc nào để ức chế nôn do dùng cisplatin. Một ví dụ về công thức chống nôn đối với cisplatin liều cao và liều vừa hoặc với bất kỳ công thức hóa chất gây nôn dữ là: 30 phút trước khi dùng cisplatin, cho uống 10mg dexamethason, uống 50mg diphenhydramin, tiêm 1 -2mg/kg metochopramid và 0,5 – 1mg thuốc lorazepam. Liều nhắc lại của metoclopramid phối hợp với dihenhydramin ở liều thấp hơn như 25mg, 3 – 4 lần, hoặc 3 liều đầu đủ sau khi dùng thuốc hóa chất. Lorazepam và prochlorperazin được dùng cho các nôn dai dẳng ở nhà. Để làm giảm nôn của thuốc, có thể giảm liều, hoặc phối hợp lại các thuốc.

Hiện nay ondansetron có thể thay thế cho metoclọpramid liều cao trong điều trị và phòng ngừa nôn do cisplatin hoặc một số hóa chất liều cao. Là một chất chống nôn mới mạnh ondansetron là tác nhân ức chế thụ cảm serotorin có ít tác dụng phụ. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thuốc này dùng hiệu quả hơn và ít độc hơn trong các bệnh nhân điều trị bằng cisplatin. Thuốc này cũng có hiệu chữa nôn do tia xạ hay sau gây mê cũng như cho những bệnh nhân nôn dai dẳng sau điều trị hóa chất khác. Ondasetron được dùng đường tiêm 0,15mg/kg, 3 lần/ngày hoặc dùng đường uống 8mg, 8 giờ 1 lần. Liều đầu tiên cần cho trước tiêm hóa chất 30 phút. Liều sau đó dùng 4 – 8 giờ sau liều đầu. Công thức chống nôn điển hình có thể phối hợp giữa onsedantion và lorazepam prochlorperazin và dexamethason, loại trừ metoclopramid và dephenhydramin. Mặc dầu ondasetron còn đắt, giá thành của toàn công thức vào khoảng gấp rưỡi đến gấp 2 công thức truyền thống, ít tác dụng phụ, hiệu quả cao hơn. Đối với các công thức ít gây nôn ondasetron dùng một mình cũng có tác dụng mạnh hơn metoclopramid và dexamethason. Một thuốc chủ vận và thụ cảm serotonin mới được phát hiện. Granisetron dùng liều đơn thuần: 10µg/kg tiêm tĩnh mạch trước khi điều trị hóa chất. Thời gian bán hủy của granisetron là 9 giờ và liều 24 giờ được các nhà sản xuất khuyến cáo.

Dronabinol (Δ9 tetra hydrocannabinol) có hiệu quả trên một số bệnh nhân ở liều 5mg/m2 trước hóa chất và sau đó cứ 2- 4 giờ sau dùng hóa chất, toàn bộ 6 liều/ngày. Dronabinol có thể gây tác dụng phụ như: khó nuốt, và chỉ dùng để uống. Các bệnh nhân dùng các thuốc chống nôn mạnh được điều trị hóa chất ngoại trú cần phải được theo rõi tại bệnh viện. Lý do là thuốc chống nôn thường làm dịu đau rõ rệt và rối loạn cân bằng và phản xạ tạm thời. Một vấn đề với các cách phối hợp các thuốc chông nôn là phải tiêm quá mẫn nhanh 4 – 5 ngày sau điều trị hóa chất liều cao. Điều đó làm hạn chế hiệu quả của công thức thuốc.

Nhiễm độc da và đường tiêu hóa

Các thuốc chống chuyển hóa như methotrexat và Auouracil chỉ tác dụng trên các tế bào tăng sinh nhanh, nên các thuốc này cũng làm tổn thương các tế bào biểu mô phủ và đường tiêu hóa. Methotrexat cũng có tác dụng như vậy đối với da. Độc tính này có khi còn mạnh hơn gây độc tủy xương, cũng cần phải quan tâm theo dõi khi dùng thuốc.

Hồng ban ở niêm mạc miệng là dấu hiệu sớm của nhiễm độc niêm mạc. Nếu tiếp tục điều trị quá ngưỡng, sẽ phát triển thành loét miệng. Nhìn chung nên khôn ngoan ngừng thuốc khi có xuất hiện loét miệng sớm. Các dấu hiệu này gián tiếp phản ánh rõ loét tương tự hoặc thậm chí nặng lên ở phần đường tiêu hóa thấp hơn. Khi loét ở miệng liền sẹo, có thể tái điều trị (1 tuần – 10 ngày). Có thể phải thay đổi liều giảm đi theo mức độ gây độc loét miệng. Chăm sóc miệng thích hợp bằng súc miệng thuốc sát trùng và chú ý vệ sinh răng là chủ yếu đề phòng nhiễm độc nặng hơn. Súc miệng bình thường bằng các nước Microbicidal chlorhexidin và một hỗn hợp muối và bicarbonat natri trong nước nóng sẽ làm tẩy rửa các tế bào niêm mạc chết. Vệ sinh miệng chống nấm cần được phòng ngừa như dung dịch xúc họng nystatin cũng được dùng. Liều cao methotrexat đòi hỏi phải cân nhắc đặc biệt hhư được trình bày dưới đây.

Nhiễm độc của các thuốc đặc hiệu khác nhau

Một số thuốc cần được chủ ý cẩn thận hơn vì độc tính có thể xuất hiện ngay khi dùng thông thường và các biện pháp phòng ngừa cần thiết cũng được chỉ định.

Viêm bàng quang chảy máu do cyclophotphamid hoặc Ifosfamid

Các sản phẩm chuyển hóa của cyclophosphamid vẫn mang độc tính được bài xuất qua nước tiểu. Một số bệnh nhân biểu hiện việc chuyển hóa thuốc này tốt hơn. Nếu nước tiểu của họ bị cô đặc, các chất độc được chuyển hóa sẽ gây tác hại bàng quang. Các bệnh nhân được dùng cyclophosphamid được khuyên nên uống nhiều nưốc. Các triệu chứng nhiễm độc bàng quang sớm gồm đái dắt, đái buốt mặc dầu không bị nhiễm trùng tiết niệu. Các triệu chứng này xuất hiện vào khoảng 20% trên các bệnh nhân có dùng thuốc kéo dài. Nếu xuất hiện đái máu vi thể, nên tạm thời dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng thuốc Alkylant loại khác, tăng cường uống nước, cho dùng các thuốc lợi niệu như phenazopyridin. Khi viêm bàng quang nặng, phần lớn niêm mạc bàng quang bị trợt, bệnh nhân sẽ có đái máu nặng kéo dài. Cần theo dõi cho bệnh nhân các dấu hiệu tắc đái, phải mở thông bàng quang và lấy máu cục. Nguy cơ gây viêm bằng quang đái máu tùy thuộc vào liều khi dùng liều cao cyclophosphamid, nên rửa bàng quang liên tục phòng ngừa bằng huyết thanh mặn trong thời gian dùng thuốc và sau 24 giờ.

Thuốc Ifosfamid giống như cyclopholphamid cũng có thể gây viêm bàng quang đái máu nặng khi dùng đơn thuần. Tuy nhiên, nếu được dùng phối hợp với các thuốc trung hoà, có thể ngăn ngừa được viêm bàng quang như Mesna. Mesna cũng được dùng phòng ngừa viêm bàng quang cho các bệnh nhân dùng cyclophosphamid liều cao.

Vincristin và tác hại than kinh

Gây độc thân kinh là tác dụng phụ đặc biệt của thuốc alkaloid cây dừa cạn, đặc biệt là vincristin. Gây độc thần kinh ngoại vi có thể là cảm giác, vận động, tự chủ, hoặc cổ thể phối hợp các tác động đó. Tối thiểu có biểu hiện là tê bì (“kim châm hoặc gai chích”) ở đầu ngón tay ngón chân. Đôi khi biểu hiện đau họng hoặc đau răng do đau thần kinh tam thoa hay thần kinh lưỡi hầu. Khi điều trị bằng vincristin liên tục, cảm giác tê nhức có thể lan tối khớp ngón tay, giảm phản xạ ở chi dưới, yếu vận động cơ tứ đầu đùi. Khi đó, nên khôn ngoan dừng thuốc lại cho tới khi hết độc thần kinh. Một kỹ thuật đánh giá độc tính thần kinh ngoại vi để ngừng thuốc là bảo bệnh nhân ngồi gập gối tối đa rồi đứng dậy không chống hai tay xem có được hay không.

Táo bón là triệu chứng thông thường nhất của tác động gây độc hệ thần kinh tự chủ của vincristin. Vì vậy nên cho bệnh nhân thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy nhẹ khi bắt đầu dùng vincristin, nếu không, có thể bị táo nặng do ruột bị liệt.

Tác hại tới thần kinh kinh tự chủ nặng có thể dẫn đến liệt ruột, khó phân biệt với một cấp cứu bụng. Liệt bàng quang ít gặp nhưng đôi khi bị nặng. Hai biến chứng này là chống chỉ định tuyệt đối tiếp tục dùng vincristin. Đa số các triệu chứng độc của vincristin là nhẹ và sẽ mất dần sau khi điều trị hoàn thành.

Độc tính của methotrexal và thuốc phục hồi

Ngoài việc dùng methotrexat chuẩn, còn có cách dùng liều cao gây nhiễm độc tủy xương nếu không có thuốc giải độc. Điều trị methotrexat liều cao kèm theo thuốc hồi phục thường áp dụng cho sarcom tạo xương, bạch cầu cấp thể lympho và một số thể Hodgkin.

Độc tính cho niêm mạc và tủy xương của methotrexat có thể bị ngăn chặn bởi dùng ngay thuốc phục hồi (acid folic, leucovorin). Nồng độ methotrexat trong máu được điều khiển theo liều của thuốc phục hồi. Khi dùng methotrexat 80mg/m2 nên bắt đầu dùng thuốc phục hồi và kéo dài trong 4 giờ sau khi hóa trị liệu. Tới liều 100mg/m2, thuốc phục hồi cho 6 giờ một lần và liều dựa vào nồng độ methotréxat trong máu. Thuốc phục hồi được uống 3 ngày sau hoặc lâu hơn cho tới khi nồng độ methotrexat trong máu dưới 0,05/µmol/lít. Nếu nhỡ dùng methotrexat quá liều, cho thuốc acid folic ngay lập tức trong vòng một giờ. Có thể tiêm tĩnh mạch với liều thích hợp, có thể cho nhiều lần.

Cho bù nước mạnh và thêm bicarbonat cũng cần thiết để ngăn ngừa lắng cặn methotrexat liều cao trong nội mạc ống thận. Xét nghiệm creatinin trong huyết thanh cần làm trước khi điều trị và hàng ngày vì nếu suy thận methotrexat sẽ bị thải trừ chậm làm tăng lượng độc tính. Với liều cao, methotrexat có thể gây tổn thương thận, ngược với bình thường methotrexat làm giảm suy thận. Nếu dùng đồng thời với một số thuốc, methotrexat sẽ bị thải trừ chậm hơn bao gòm aspirin, các thuốc chống viêm không phải steroid, penicilin, sulíbnamid và drobenecid.

Độc tính của bisulfan

Thuốc Alkylant-bisulfan thường dùng để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy bào hay gây độc chậm: tăng sắc tố ở da, triệu chứng suy mòn giống như suy tuyến thượng thận và xơ phổi. Những bệnh nhân có cả hai biểu hiện nhiễm độc trên cần phải đổi thuốc khác (như melphalan) nếu cần điều trị tiếp. Các thay đổi sắc tố sẽ thoái triển dần sau khi ngừng điều trị.

Độc tính của bleomycin

Đây là loại kháng sinh chống ung thư, dùng chữa ung thư biểu mô tế bào vảy, bệnh Hodgkin, u lympho ác không phải Hodgkin và ung thư tinh hoàn. Thuốc này gây phù khớp ngón tay và cứng da bàn tay, bàn chân. Nhiễm độc nặng hơn gồm phản ứng quá mẫn, phản ứng xơ phổi kịch phát (nhất là ở người già dùng liều trên 300 đơn vị). Nếu ho dai dẳng, khó thở, xuất hiện mờ ở phổi cần ngừng thuốc, cho corticoid liều cao cũng như cho kháng sinh chống nhiễm trùng theo kháng sinh đồ. Sốt đơn thuần, hoặc rét run là biến chứng hiếm gặp, không phải là chống chỉ định tuyệt đối cho dùng thuốc. Có thể ngừa sốt bằng cho hydrocortison trước khi tiêm thuốc. Sốt đơn thuần không phải là nhiễm độc phổi. Khoảng 1% các bệnh nhân (đặc biệt là bị u lympho) có phản ứng hạ huyết áp nặng, kịch phát do dùng bleomycin lần đầu. Để xác định những bệnh nhân như vậy cần thử test trước với 5 đơn vị, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu cần thiết. Những bệnh nhân có phản ứng hạ huyết áp không nên tiếp tục dùng bleomycin.

Nhiễm độc cơ tím do doxorubicin

Các loại kháng sinh nhòm anthracyclin doxorubicin và daunorubicin sớm hoặc muộn đều có độc tính cho tim. Với doxorubicin vấn đề nghiên trọng hơn, vì hay dùng thường xuyên để điều trị sarcom, ung thư vú, u lympho, bạch hầu cấp, và một số loại u đặc khác. Các nghiên cứu về chức năng thất trái và sinh thiết nội mạc tim chỉ ra có một số thay đổi về hoạt động của tim xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân được dùng 300mg/m2 doxorubicin. Chụp cắt lớp tim có cản quang nhiều cửa (multiplegatedradionucliđe cardiac scan) là test hay dùng nhất để đánh giá độc tính. Doxorubicin không nên chỉ định cho các bệnh nhân già có bệnh tim tiềm tàng nặng. Nguy cơ của bệnh cơ tim thường phụ thuộc vào liều. Nhìn chung bệnh nhân không nên nhận liều toàn bộ quá 550mg/m2 và 1 – 10% các bệnh nhân dùng liều này sẽ có biến chứng tim ở liều thấp hơn. Biểu hiện mạch nhanh có thể là nhiễm độc tim rồi. Không may các nhiễm độc này lại không hồi phục và thường nguy hiểm ở liều 550mg/m2. Với liều thấp hơn (như 350mg/m2) các triệu chứng và các dấu hiệu suy tim nhìn chung đáp ứng tốt với digitalis, lợi tiểu và ngừng điều trị doxorubicin. Nghiên cứu mới đây cho thấy độc tính cho cơ tim có liên quan chặt chẽ với mức độ thuốc tối đa trong máu khi điều trị truyền liều cao cách quãng (3 – 4 tuần 1 lần). Sử dụng liều tiêm hàng tuần, hoặc công thức truyền liên tục liều thấp làm chậm xuất hiện nhiễm độc cơ tim. Trước khi điều trị, dùng ICRF – 187, một chelator kim loại làm giảm sự hình thành gốc tự do có thể bảo vệ được cơ tim khỏi nguy hại gây nên bởi anthracyclin. Các thuốc này đang được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc tương tự như anthracyclin như idarubicin, có tác dụng chữa ung thư vú và bệnh bạch cầu cấp không phải lympho có liên quan đến tác nhân này. Idarubicin cũng có tiềm năng gây nhiễm độc tim khi so sánh với anthracyclin, mặc dầu các khuyến cáo về liều tối đa chưa được đưa ra.

Nhiễm độc thận và nhiễm độc thần kinh do cisplatin

Cisplastin có tác dụng điều trị ung thư tinh hoàn, bàng quang, và ung thư buồng trứng cũng như một số loại khối u khác. Buồn nôn và nôn là thường gặp, nhưng nhiễm độc thận và nhiễm độc thần kinh lại nặng hơn. Tăng cường bù nước có hoặc không kèm theo mannitol lợi niệu có thể làm giảm được nhiễm độc thận. Cần theo dõi cẩn thận chức năng thận trong khi điều trị cisplatin. Khi nhiễm độc thần kinh của thuốc này thường chậm và thường sau liều toàn bộ 300mg/m2. Các biểu hiện khác gồm đau dây thần kinh ngoại vi, hỗn hợp cả rối loạn vận động và cảm giác có thể kèm theo liệt đau nhẹ. Nhiễm độc thần kinh có thể thứ phát sau giảm magie máu và bù đắp kịp thời. Nếu xuất hiện nhiễm độc thần kinh, nên thử uống magie sulfat. Các biện pháp hỗ trợ khác không làm giảm được hiệu quả điều trị của cisplatin. Cisplatin thế hệ hai như carboplatin đã chứng minh hiệu dụng trong ung thư buồng trứng giống như cisplatin. Carboplatin ít độc thận hơn, và ít gây buồn nôn hoặc nôn nhưng có thể gây suy tuỷ. Một báo cáo mới đây gợi ý là thuốc tương tự như ACTH loặc thuốc chelat hóa kim loại nặng (diethyl dithiocarbamate – DDTC) có thể hữu ích ngăn ngừa độc thần kinh do cisplatin.

Độc tính của alpha interferon

Trong khi alpha Interíeron được dung nạp tốt ở liều chuẩn, nhưng khi tăng liều, khả năng nhiễm độc tăng lên nhất là đối với bệnh nhân già. Thậm chí ngay ở liều chuẩn, một số bệnh nhân cũng không dung nạp được. Sốt và rét run là tác dụng phụ đầu tiên nhưng có thể không gặp nếu tiếp tục điều trị. Các triệu chứng này có thể được cải thiện và ngăn ngừa bởi cho thuốc acetaminophen trước và trong khi hóa trị liệu. Tuy nhiên, mệt mỏi, suy nhược, sụt cân có thể tích luỹ và trở nên nặng dần. Các triệu chứng này làm hạn chế liều và trị liệu. ở một số bệnh nhân, các triệu chứng thần kinh trung ương xuất hiện, thường biểu hiện bởi lẫn lộn và u ám. Có thể gây giảm số lượng tế bào máu ngoại vi, nhưng điều bất thường này không quan trọng đối với lâm sàng và thậm chí là tác dụng mong muốn trong điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tuỷ. Tác dụng phụ do interferon đôi khi lẫn lộn với các triệu chứng tiến triển ung thư. May thay các tác dụng phụ này dừng lại sau khi dùng thuốc interíeron 1 tuần.

Leave a Comment