Dòng hồng cầu tế bào máu: số lượng và ý nghĩa lâm sàng

Dòng hồng cầu tế bào máu: số lượng và ý nghĩa lâm sàng

Một số phòng xét nghiệm không tách những người trưởng thành và những người sau tuổi trung niên ra thành 1 nhóm khác nhau

RBC (Red Blood Cell)

Số lượng hồng cầu – là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³)

Tăng RBC

Cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).

Bệnh gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi (bệnh tim bẩm sinh, hẹp ĐM phổi, COPD..), thiếu oxy..

Giảm RBC

Thiếu máu, suy tuỷ, thấp khớp cấp, già, mang thai..

HGB hay Hb (Hemoglobin)

Nồng độ hemoglobin trong máu (đơn vị tính bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.

Hemoglobin, hay haemoglobin, huyết sắc tố – là một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể động vật hữu nhũ và một số động vật khác.

Thuật ngữ hemoglobin là sự kết hợp của heme và globin, để cho thấy rằng mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm heme (hay haem) đính kèm; mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt, và nó đảm nhiệm cho việc gắn kết với ôxy. Các loại hemoglobin chung nhất đều chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme.

Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu.

Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.

Liên quan truyền máu

Trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.

Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.

Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu.

Dưới 6 g/dl: cần truyền máu cấp cứu.

=> < 7g: cần truyền máu/xuất huyết tiêu hóa.

Đột biến về gen với hemoglobin dẫn tới một nhóm các bệnh di truyền gọi là hemoglobinopathies, trong đó phổ biến nhất là bệnh tế bào hình liềm (sickle-cell disease) và thalassemia.

Giá trị bình thường của hemoglobin tùy thuộc vào tuổi tác và giới tính (đối với người trưởng thành).

Giá trị bình thường của hemoglobin

Sơ sinh: 7 – 22 g/dl.

1 tuần tuổi: 15 – 20 g/dl.

1 tháng tuổi: 11 – 15 g/dl.

Trẻ em: 11 – 13 g/dl.

Người trưởng thành:

Nam: 14 – 18 g/dl.

Nữ: 12 – 16 g/dl.

Sau tuổi trung niên:

Nam: 12.4 – 14.9 g/dl.

Nữ: 11.7 – 13.8 g/dl.

Tất cả những giá trị trên có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào phòng xét nghiệm. Một số phòng xét nghiệm không tách những người trưởng thành và những người sau tuổi trung niên ra thành 1 nhóm khác nhau.

Hct (Hematocrit)

dung tích hồng cầu – đây là tỉ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu & máu toàn phần hay là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm. Bác sĩ ưu tiên lưu tâm đến chỉ số này trước so với RBC vì chỉ số này không phụ thuộc vào thể tích nước cơ thể (mức độ thiếu nước), thông thường Hct/3 = HGB.

Chỉ tiêu này có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.

Tăng: ứ nước trong tế bào, bệnh tăng hồng cầu, shock.. Nếu > 55%: nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke)

Giảm: thiếu máu (25% đối với người trưởng thành và 28% đối với người già), xuất huyết cấp… nếu < 20% đối với người trưởng thành và < 30% đối với người già thì phải thực hiện truyền máu.

MCV (Mean Corpuscular Volume)

Thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit), được tính bằng công thức: MCV = Hct/số hồng cầu. Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:

Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 90 fl.

Thiếu máu hồng cầu bình: khi 90 fl < MCV < 100 fl.

Thiếu máu hồng cầu đại: khi MCV > 100 fl.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration)

Nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là (g/dl hay g/l) được tính theo công thức: MCHC = Hb/Hct. MCHC cho phép phân biệt thiếu máu:

Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường.

Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 33g/l.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin)

Số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g) được tính theo công thức: MCH = Hb/RBC.

RDW (Red cell Distribution Width)

Đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11-15. Chỉ số này càng lớn thể hiện rằng các hồng cầu có kích thước chênh nhau càng lớn gián tiếp cho thấy có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau (các loại thiếu máu hồng cầu to, nhỏ).

Dựa vào 2 chỉ số RDW & MCV để phân biệt giữa:

+ Thiếu máu thiếu sắt, Thiếu máu do thiếu acid folic, Thiếu máu bất sản tuỷ (khi lâm sàng hướng đến những bệnh này) cụ thể:

– Nếu RDW > 15% => do thiếu máu thiếu sắt hoặc do thiếu máu thiếu acid folic.

Kết hợp MCV để KL: nếu MCV< 80 => thiếu máu thiếu sắt, nếu MCV > 100 => thiếu máu thiếu acid folic.

– Nếu RDW bình thường (12 – 15%) và MCV > 100 => thiếu máu bất sản tuỷ.

Một chút phân biệt: Bất sản là hiện tượng không hình thành đầy đủ một cơ quan. Giảm sản là cơ quan đã hình thành nhưng chỉ có hình dạng và cấu trúc tương tự nhưng không hoàn chỉnh. Thiếu máu bất sản tuỷ là trường hợp tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu, nguyên nhân thường do bệnh tự miễn (không rõ nguyên nhân). Thiếu máu giảm sản tuỷ là trường hợp thiếu máu đẳng sắc đẳng bào, gặp trong suy thận mạn.

+ β Thalassemia, Bệnh về gan, Thiếu máu do tan máu miễn dịch & Bệnh suy tủy xương (khi LS hướng đến những bệnh này)

Nếu RDW bình thường & MCV > 100 => bệnh suy tủy xương.

Nếu RDW > 15% : có thể thiếu máu do tan máu MD, bệnh về gan hoặc β Thalassemia. Kết hợp MCV để kết luận: nếu MCV < 80 => β Thalassemia (dù RDW cao hoặc bình thường), nếu MCV > 100 => thiếu máu do tan máu miễn dịch, nếu MCV bình thường (80 – 100) => bệnh về gan.

RET % (% Reticulocyte)

Hồng cầu lưới (Hồng cầu mạng): là hồng cầu trẻ vừa trưởng thành từ Nguyên hồng cầu ái toan trong quá trình sinh hồng cầu, là dạng chuyển tiếp giữa hồng cầu non trong tủy xương & hồng cầu trưởng thành ở ngoại vi. Hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn. Đời sống: 24 – 48 giờ.

Nguyên bào hồng cầu tích luỹ dần hemoglobin cho đến khi đủ để thành hồng cầu lưới, hồng cầu lưới mất nhân (mạng lưới các cấu trúc ưa kiềm) và đi vào máu thành hồng cầu.

Tên gọi hồng cầu lưới là do khi được nhuộm (bằng một số phương pháp nhất định) và quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy một cấu trúc dạng lưới trong bào tương của loại tế bào này.

Xác định tỉ lệ % hồng cầu lưới cho phép đánh giá trạng thái & khả năng sinh hồng cầu của tủy xương => phản ảnh mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm, cho biết tủy xương đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu.

Chỉ số bình thường: 0,2 – 2%.

Nếu reticulocyte count (tính ra từ % reticulocyte ) thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bệnh, không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục…), hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì truyền sai máu, vì dùng thuốc…).

Tăng: Hồng cầu lưới tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ phần trăm khi có sự tăng sản xuất hồng cầu chẳng hạn trong hội chứng thiếu máu huyết tán hay trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Giảm: suy tuỷ, hóa trị liệu, thiếu máu ác tính..

Tóm lại, các trị số của dòng hồng cầu cho những thông tin về tình trạng hồng cầu của máu người được làm xét nghiệm, tất nhiên không đầy đủ, gợi ý bệnh lý thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu máu. Thông thường, các bác sỹ dựa vào nồng độ hemoglobin để chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu, và dựa theo định nghĩa sau: Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn: 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới, 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới và 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi

– Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.

– Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.

– Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.

Các giá trị bình thường của hồng cầu nữ và nam

Hồng cầu RBC hay HC/l: 3.87 – 4.91 (4.18 – 5.42).

Hemoglobin – Hb (g/l): 117.5 – 113.9 (132.0 – 153.6).

Hematocrit – Hct: 34 – 44 (37 – 48).

MCV (fl): 92.57 – 98.29 (92.54 – 98.52).

MCH (pg): 30.65 – 32.80 (31.25 – 33.7).

MCHC (g/dl): 33.04 – 35 (32.99 – 34.79).

Leave a Comment