GÂY MÊ HỒI SỨC BỆNH NHÂN MỔ GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2009

GÂY MÊ HỒI SỨC BỆNH NHÂN MỔ GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2009

 GÂY MÊ HỒI SỨC BỆNH NHÂN MỔ GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2009

Vũ Thị Thu Hương*, Nguyễn Chí Tâm*, Phạm Văn Đông*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Từ năm 1992 đến cuối năm 2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy đã có 176 bệnh nhân được gây mê hồi sức mổ ghép thận an toàn nhưng chưa có một quy trình gây mê thống nhất. Để rút ra những kinh nghiệm, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: khảo sát hiệu quả một số phương pháp vô cảm trong ghép thận đã thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đánh giá chức năng thận sau ghép liên quan tới cách truyền và thể tích một số loại dịch được sử dụng trong mổ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đã được mổ ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 12 năm 2009

Kết quả: 65 hồ sơ được đưa vào nghiên cứu. Phương pháp vô cảm được lựa chọn nhiều nhất là mê nội khí quản (92,4%). Thuốc gây mê hồi sức là những thuốc có thời gian tác dụng và chuyển hóa ít bị ảnh hưởng bởi chức năng thận, cũng không gây độc cho thận: Propofol, Fentanyl, Tracurium, Marcaine,… thuốc duy trì mê được sử dụng nhiều vẫn là các thuốc mê bốc hơi, nhất là Sevoflurane (67,2%), tiếp theo là Isoflurane (31,1%). Số lượng dịch truyền cho mỗi ca mổ chưa thống nhất ở các bác sĩ gây mê và ít hơn so với các tài liệu nghiên cứu khác.

Bàn luận và kết luận: Phương pháp vô cảm và thuốc được sử dụng hợp lý, an toàn, tuy nhiên việc sử dụng thuốc duy trì mê và truyền bù dịch trong mổ chưa có quy trình thống nhất, cần phải được nghiên cứu thêm.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment